Bí quyết giúp gà mau mềm không phải ai cũng biết

0

Thịt gà là món ăn phổ biến trong thực đơn hàng ngày. Chính vì thế cũng có rất nhiều cách chế biến thịt gà khác nhau như: Gà luộc, gà kho gừng, gà xào xả ớt, gà hầm .. Một số chị em thường cho rằng thịt gà già rất khó dùng để nấu ăn ngon, bởi lẽ thịt thường khá bở và dai. Vì thế mà trong quá trình chọn mua nguyên vật liệu, rất ít khi người ta chọn mua loại thịt gà già. Tuy nhiên, trên thực tế, chúng ta vẫn hoàn toàn có thể nấu những món ăn thơm ngon, hấp dẫn từ thịt gà già nếu như áp dụng những mẹo làm mềm thịt gà già trước khi nấu.

bi-quyet-giup-ga-mau-mem-khong-phai-ai-cung-biet-1

1. Dùng dụng cụ làm mềm thịt

1.1 Tìm dụng cụ làm mềm thịt

Dụng cụ làm mềm thịt thường là búa dần bằng kim loại hoặc gỗ với mặt búa mấp mô, nhờ đó có thể đập và giúp thịt mềm hơn. Bạn có thể mua dụng cụ làm mềm thịt tại cửa hàng bán dụng cụ nhà bếp. Nếu không có búa dần thịt, bạn có dùng búa sạch thông thường để thay thế. Tuy nhiên, mặt búa thông thường thường phẳng lì nên sẽ dần thịt kém hiệu quả hơn.

bi-quyet-giup-ga-mau-mem-khong-phai-ai-cung-biet-2

1.2 Dần miếng thịt gà không xương

Ức hoặc đùi gà không xương có thể được làm mềm bằng búa dần thịt. Đừng cố gắng làm mềm thịt có xương vì búa dần thịt có thể đập vụn xương. Nếu muồn dần mềm miếng thịt có xương, bạn nên loại bỏ xương trước.

bi-quyet-giup-ga-mau-mem-khong-phai-ai-cung-biet-3

1.3 Bọc miếng thịt trong túi nilông

Cách này giúp ngăn văng vụn thịt khắp mặt kệ bếp khi dần.

bi-quyet-giup-ga-mau-mem-khong-phai-ai-cung-biet-4

1.4 Dần thịt

Dùng dụng cụ làm mềm đập liên tục toàn bộ bề mặt thịt. Đập nhiều lần khắp miếng thịt cho đến khi miếng thịt mỏng phù hợp với công thức nấu ăn. Đây là cách làm mềm thịt lý tưởng nhất đối với phương pháp nấu nhanh như nướng hoặc chiên. Phương pháp dần vừa giúp phá vỡ sợi thịt, vừa giúp thịt chín cực kỳ nhanh.

2. Dùng nước ướp

2.1 Dùng nước ướp từ sữa chua trắng hoặc sữa bơ

Sữa chua và sữa bơ chứa enzyme và axit giúp phân giải protein trong thịt gà, nhờ đó, giúp thịt mềm hơn. Đó là lý do nhiều đầu bếp biết cách ngâm thịt gà trong sữa chua hoặc sữa bơ qua đêm trước khi chiên để được món gà chiên ngon lành vượt mức tưởng tượng. Mẹo này có thể được áp dụng để làm mềm bất kỳ miếng thịt gà nào cho bất kỳ công thức nấu ăn nào.

  • Bạn nên dùng sữa chua trắng. Sữa chua có hương vị, chẳng hạn như vị vani, có thể làm mất độ ngon của gà.
  • Một số loại sữa chua có hương vị như chanh, dừa hoặc vị hoa quả khác có thể giúp thịt gà thơm ngon tuyệt vời hơn.
  • Sữa chua nguyên kem hoặc ít béo đều có thể dùng để ướp gà. Gà sẽ có vị sữa chua nhẹ, hòa quyện với ớt và các loại gia vị khác sau khi được ướp bằng cả 2 loại sữa chua này.
  • Sữa bơ thường dịu nhẹ hơn và không ảnh hưởng đến hương vị gà. Bạn có thể pha sữa bơ nếu không có sẵn. Bạn chỉ cần đổ 1 thìa giấm trắng vào cốc đong. Đổ sữa ít béo đầy cốc. Để hỗn hợp trong 5-10 phút cho đến khi hỗn hợp đông lại. Bạn có thể dùng hỗn hợp này thay thế cho sữa bơ.

bi-quyet-giup-ga-mau-mem-khong-phai-ai-cung-biet-6

2.2 Ướp thịt trong 1 tiếng hoặc hơn

Ướp qua đêm thì càng tốt, nhưng kết cấu thịt sẽ rất khác biệt ngay cả khi chỉ được ướp với sữa chua hoặc sữa bơ trong 1 tiếng hoặc lâu hơn. Trong quá trình ướp, bạn chỉ cần cho thịt vào hộp, sau đó đổ lượng sữa chua hoặc sữa bơ lên trên để phủ ngập thịt. Đóng hộp lại và để trong tủ lạnh đến khi mang ra chế biến.

  • Bạn có thể nêm nước ướp với gia vị và muối để giúp thịt gà mặn mà hơn khi ướp.
  • Sau khi thịt gà ướp xong, bạn hãy giũ hoặc rửa bớt sữa bơ hoặc sữa chua còn sót lại trước khi dùng để nấu ăn.

bi-quyet-giup-ga-mau-mem-khong-phai-ai-cung-biet-7

2.3 Thử các loại nước ướp khác

Các loại nước ướp khác nhau sẽ làm mềm thịt theo cách nhau. Bạn có thể lựa chọn hàng trăm, thậm chí hàng ngàn loại nước hoặc nước ướp mặn tự làm hay mua ngoài. Tuy nhiên, bạn nên biết rằng không phải tất cả nước ướp đều có thể làm mềm thịt như nhau. Thậm chí, một số nước ướp không thực sự giúp làm mềm gà mà còn khiến gà cứng hơn.

bi-quyet-giup-ga-mau-mem-khong-phai-ai-cung-biet-8

3. Chế biến thịt gà

3.1 Chọn phương pháp chế biến

Có rất nhiều cách nấu thịt gà như:

  • Áp chảo thịt gà. Đun nóng 1 thìa dầu (dầu ôliu sẽ ngon hơn) trên chảo. Nêm gà bằng các gia vị yêu thích. Phủ đều gia vị lên thịt gà, sau đó cho gà vào chảo. Chiên gà cho đến khi thịt bên trong không còn hồng.
  • Thịt gà nướng lò. Nêm gà và cho gà lên khay nướng quét dầu. Nướng gà trong 30-40 phút cho đến khi thịt bên trong không còn hồng.
  • Thịt gà nướng vỉ: Chuyển gà đã được nêm và làm mềm lên vỉ và nướng cho đến khi gà chín.
  • Hầm thịt gà: Nếu biết hầm đúng cách, gà gần như sẽ không bao giờ dai. Đó là một trong những lý do món gà hầm phổ biến trên toàn thế giới. Bạn có thể hầm gà nguyên con hoặc cắt miếng.

bi-quyet-giup-ga-mau-mem-khong-phai-ai-cung-biet-9

3.2 Không nấu quá lâu

  • Khi nấu quá lâu, nước trong thịt gà sẽ mất hết, protein sẽ co lại và khiến thịt dai. Kinh nghiệm nấu nướng sẽ giúp bạn phán đoán khi nào thịt chín, nhưng một số đầu bếp chuyên nghiệp cũng phải dùng nhiệt kế để chắc chắn. Bạn có thể dùng nhiệt kế đo thịt để biết được nhiệt độ bên trong gà đã đạt mức chín hay chưa. Hầu hết thịt gà thường chín ở nhiệt độ 74°C.
  • Dùng nhiệt kế cảm biến để đo nhiệt độ chín của gà nguyên con bằng cách đâm nhiệt kế vào sâu trong ức gà. Bạn có thể dùng nhiệt kế tức thời để đo độ chín của các miếng thịt nhỏ hơn như ức và đùi.

bi-quyet-giup-ga-mau-mem-khong-phai-ai-cung-biet-10

3.3 Thử nấu “lâu và nhỏ lửa”

Mặc dù có vẻ mâu thuẫn với cảnh báo “không nấu quá lâu”, nhưng nấu lâu và nhỏ lửa có thể phân giải protein, nhờ đó thịt gà sẽ trở nên mềm hơn. Nấu lâu và nhỏ lửa còn tăng thêm thời gian để vị và nước ướp ngấm vào thịt gà và giúp gà ngọt hơn. Cách này phù hợp với đùi gà nguyên xương và các miếng thịt nhiều cơ khác. Bạn cũng có thể nướng gà nguyên con theo cách này.

bi-quyet-giup-ga-mau-mem-khong-phai-ai-cung-biet-11

3.4 Giữ nguyên thịt sau khi nấu

Bạn nên đậy gà lại bằng giấy bạc cỡ lớn và để trong 5-10 phút. Cách này giúp nước thịt tỏa đều. Nếu cắt thịt ngay, nước sẽ chảy ra bên ngoài thay vì ngấm vào bên trong thịt. Công đoạn này cực kỳ quan trọng đối với gà nướng nguyên con hoặc miếng.

  • Không chỉ đúng mà lời khuyên này còn đảm bảo bạn không phải đối mặt với nguy cơ làm nhơ nhớp cả bàn ăn trong quá trình cắt vì gà nấu chín thường chứa rất nhiều nước bên trong.
  • Bạn cũng phải chờ cho gà đủ nguội trước khi xử lý. Bạn có nguy cơ bị bỏng cao nếu cắt gà ngay sau khi đem ra khỏi lò nướng. Gà nóng cũng sẽ gây bỏng lưỡi khi ăn.

bi-quyet-giup-ga-mau-mem-khong-phai-ai-cung-biet-12

4. Chọn và nấu gà mềm nhừ

4.1 Biết nguồn thịt

Rất khó để đánh giá chất lượng thịt gà bằng cách nhìn sơ qua, do đó tốt nhất là bạn nên mua thịt từ cửa hàng đáng tin cậy. Gà mua từ cửa hàng có thể không thật giống như tên tuổi thương hiệu trên toàn quốc. Thịt mua từ chợ nông sản hữu cơ có thể không mềm như ý, nhưng người bán có thể hướng dẫn cho bạn cách lựa chọn tốt nhất.

bi-quyet-giup-ga-mau-mem-khong-phai-ai-cung-biet-13

4.2 Lưu ý gà già thường dai

Ở những quốc gia như Mỹ, thịt gà thường được xử lý khi được vài tuần tuổi để đảm bảo độ mềm của thịt. Tuy nhiên, bạn có thể hầm nhừ “gà mái già” mà bạn nuôi. Như đã được gợi ý, hầm là cách chế biến lý tưởng nhất vì thịt gà già thường rất dai.

bi-quyet-giup-ga-mau-mem-khong-phai-ai-cung-biet-14

4.3 Xem xét miếng thịt được sử dụng

Thịt gà nhiều cơ thường nhiều mỡ hơn, do đó sẽ trở nên mềm và ẩm trong các món ăn dùng thịt nhiều cơ làm nguyên liệu. Thịt ức và các phần thịt ít cơ khác có xu hướng dai hơn. Tuy nhiên, bạn có thể dùng nước ướp sữa bơ hoặc nước ướp mềm thịt để làm mềm thịt khi chế biến.

bi-quyet-giup-ga-mau-mem-khong-phai-ai-cung-biet-15

5. Lời khuyên cần lưu ý

  • Nước ướp mềm thịt mua ngoài có thể rất ngon nhưng lại là chất phụ gia không cần thiết nếu bạn áp dụng đúng cách các bước khác.
  • FDA khuyến cáo nên nấu chín gà ở nhiệt độ 74°C để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, khi nướng gà nguyên con, bạn nên lấy gà ra khỏi lò sau khi thịt gà đạt 68°C. Đậy giấy bạc lại và để nguyên như vậy sẽ tránh được nguy cơ bên trong thịt gà “chín quá độ” và vượt ngưỡng khuyến cáo.
  • Thịt gà tươi thường mềm hơn và ẩm hơn thịt gà đông lạnh. Đông lạnh có thể phân giải tế bào thịt, khiến thịt mất nước và trở nên dai hơn khi nhai.
  • Quá trình dần thịt gà thường được thực hiện dưới 2 lớp bọc: túi nilông và giấy sáp. Tuy nhiên, bạn cũng có thể cho thịt vào túi khóa kéo (sau khi ép hết không khí), sau đó dùng trục để cán mềm thịt.

Hy vọng những thông tin trên đây chúng tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình nấu ăn. Hãy bỏ túi ngay những bí kíp trên và áp dụng khi cần thiết nhé! Chúc các bạn thành công với cách làm gà mau mềm nêu trên.

Share.