Sỏi thận? Những điều kiêng kỵ cần biết

0

Y học ngày nay rất phát triển, tuy nhiên hệ lụy theo đó là cũng ẩn chứa nhiều căn bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Trong đó, phải nhắc đến sỏi thận. Bạn đã biết bao quát về căn bệnh này chưa, người bệnh sỏi thận nên ăn gì và kiêng gì? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn đọc cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Sỏi thận? Những điều kiêng kỵ cần biết 1

1. Sỏi thận là gì?

Nói một cách đơn giản, sỏi thận là một khối cứng được phát triển từ các tinh thể riêng biệt từ nước tiểu trong đường tiết niệu. Thông thường, nước tiểu có chứa hóa chất ngăn chặn các tinh thể hình thành. Tuy nhiên, ở một số người, việc ngăn chặn các tinh thể này không có hiệu quả, dẫn đến hình thành sỏi trong thận. Nếu các tinh thể vẫn còn nhỏ sẽ di chuyển thông qua đường tiết niệu và ra khỏi cơ thể trong nước tiểu mà không mấy người để ý.

2. Các triệu chứng của sỏi thận

  • Đau: Đau dữ dội, đau thường khởi phát từ các điểm niệu quản, lan dọc theo đường đi của niệu quản xuống phía gò mu, cũng có khi đau xuyên cả ra hông, lưng, có khi buồn nôn và nôn. Đau âm ỉ, gặp ở những trường hợp sỏi vừa và thậm chí lớn nhưng nằm ở vị trí bể thận.
  • Đái máu: Là biến chứng thường gặp của sỏi thận – tiết niệu, nhất là khi sỏi đang di chuyển bên trong niệu quản gây đau kèm đái máu.
  • Đái buốt, đái rắt, đái mủ: Khi có nhiễm khuẩn tiết niệu, nó tái phát nhiều lần, có thể đái ra sỏi
  • Sốt: Người bệnh sốt cao, rét run kèm theo triệu chứng đau hông, lưng, đái buốt, đái rắt, đái mủ là dấu hiệu của viêm thận – bể thận cấp.
  • Các dấu hiệu tắc nghẽn đường niệu: Đái tắc từng lúc hoặc hoàn toàn.

Sỏi thận? Những điều kiêng kỵ cần biết 2

3. Nguyên nhân

  • Do chế độ dinh dưỡng bất cân bằng, uống ít nước và sử dụng một số dược phẩm như vitamin D, canxi, sulphanilamid, ascorbic (hơn 4 g mỗi ngày…) có thể gây bệnh. Hậu quả là thành phần hóa học của nước tiểu bị thay đổi, chủ yếu là sự gia tăng lượng chất làm nước tiểu bị tinh thể hóa.
  • Các loại thức ăn có nhiều axit nước tiểu (thịt, gan, cật, rượu đỏ); nhiều axit oxalic (thịt gà, gan, gạo, đậu, ca cao, cà phê, rau cần tây, rau bina, bắp cải, cải củ) làm tăng khả năng hình thành sỏi. Nước cứng có nhiều muối canxi, thức ăn cay và chua nâng cao độ axit trong nước tiểu cũng thúc đẩy tạo sỏi.
  • Sỏi thận có thể do dị dạng đường tiểu hoặc một số bệnh đường tiểu làm cản trở lưu thông nước tiểu gây ứ đọng tạo nên sỏi (dị dạng, u, sỏi bàng quang, u xơ, viêm tiền liệt tuyến). Sỏi thận có thể do nhiễm khuẩn đường tiểu (viêm thận, viêm bàng quang, niệu đạo,…). Sỏi bàng quang, sỏi niệu quản có thể gây nhiễm khuẩn ngược dòng gây nhiễm khuẩn thận, từ đó có thể tạo điều kiện cho sự hình thành sỏi thận.
  • Ngoài ra, một số bệnh về máu, bệnh gút sẽ dẫn đến sỏi thận.

4. Bệnh sỏi thận nên ăn gì, uống gì?

Sỏi thận? Những điều kiêng kỵ cần biết 3

“Bị sỏi thận, sỏi tiết niệu nên ăn gì, uống gì?” là băn khoăn của hầu hết người bệnh. Dưới đây là những lời khuyên cho bạn:

  • Uống nhiều nước: tình trạng thiếu nước khiến nước tiểu bị cô đặc, các khoáng chất dễ kết tinh với nhau tạo thành sỏi thận, sỏi tiết niệu. Bạn nên uống tối thiểu 2,5 lít nước mỗi ngày và chú ý quan sát màu sắc nước tiểu đến khi có màu vàng nhạt và trong để chắc chắn mình đã uống đủ nước.

Sỏi thận? Những điều kiêng kỵ cần biết 4

  • Uống nước cam, chanh: sỏi thận, sỏi tiết niệu dễ được hình thành do nồng độ các khoáng chất (canxi, oxalat, acid uric) tăng cao, trong khi đó chất citrate chống kết tinh sỏi bị suy giảm nghiêm trọng. Trong nước cam, chanh có chứa nhiều citrate tự nhiên giúp ngăn ngừa tạo mầm sỏi, đồng thời tăng hòa tan sỏi và các cặn lắng trong đường tiết niệu.

Sỏi thận? Những điều kiêng kỵ cần biết 5

  • Bổ sung đủ canxi từ thực phẩm: mặc dù 80% sỏi tiết niệu có thành phần là canxi nhưng bạn không nhất thiết phải kiêng kị hoàn toàn chất khoáng này, bởi chính sự thiếu hụt canxi càng làm gia tăng nguy cơ tạo sỏi. Lượng canxi nên bổ sung từ thực phẩm là khoảng 800mg- 1200mg/ngày với người trưởng thành và nên nạp thêm vitamin D để tăng cường hấp thu canxi. Các thực phẩm giàu canxi bao gồm: hải sản, cá, trứng, sữa, phô mai,…

Sỏi thận? Những điều kiêng kỵ cần biết 6

  • Tăng cường rau xanh và trái cây: là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện chức năng tiêu hóa, giảm thiểu nguy cơ sỏi thận, sỏi tiết niệu. Một số loại trái cây, rau củ tốt cho người bị sỏi tiết niệu như cam, quýt, bưởi, kiwi, dưa hấu, táo, lê, dứa, bắp cải, bầu, bí, rau cải,..

Sỏi thận? Những điều kiêng kỵ cần biết 7

5. Bệnh sỏi thận nên kiêng gì?

Trong ăn uống hàng ngày, người bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu cần lưu ý một số điểm sau để không “vô tình” khiến bệnh trầm trọng hơn:

  • Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều oxalat: thực tế, oxalat và canxi được liên kết với nhau để tái hấp thu ở ruột non trước khi được chuyển đến thận nên khi dư thừa oxalat sẽ dễ gây sỏi thận, sỏi tiết niệu. Thực phẩm giàu oxalat bao gồm: soda, khoai lang, khoai tây, củ cải đường, dâu tây, sô cô la, rau bina,… Nếu sử dụng, bạn nên kết hợp cùng các thực phẩm giàu canxi trong cùng một bữa ăn.

Sỏi thận? Những điều kiêng kỵ cần biết 8

  • Không ăn mặn: muối ăn chứa nhiều natri gây giữ nước và ngăn cản tái hấp thu canxi ở thận khiến canxi dễ lắng đọng tạo sỏi, làm tăng kích thước sỏi. Lượng natri tối đa mỗi ngày không quá 2300mg. Nếu bạn có cơ địa dễ tái phát sỏi thận, sỏi tiết niệu, thì cần giảm xuống dưới 1500mg/ngày. Bạn nên kiểm soát lượng muối ăn bằng thói quen đọc nhãn thực phẩm để chọn đúng thực phẩm có hàm lượng natri dưới 20%.
  • Hạn chế protein động vật: thành phần purin có trong các loại thịt đỏ, nội tạng động vật và động vật có vỏ (sò, ngao, hàu,…) làm tăng chuyển hóa và bài tiết acid uric, tăng nguy cơ tạo sỏi acid uric. Ngoài ra, chế độ ăn nhiều protein làm giảm nồng độ citrate nên sỏi càng dễ kết tinh hơn. Theo khuyến cáo, mỗi ngày bạn chỉ nên ăn tối đa 150g thịt các loại.

Sỏi thận? Những điều kiêng kỵ cần biết 9

  • Hạn chế thực phẩm nhiều đường: một lượng lớn đường sucrose và fructose sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng lọc của thận, tăng nguy cơ sỏi thận, sỏi tiết niệu, do đó bạn nên kiểm soát tốt lượng đường, hạn chế các đồ ăn đóng hộp, hoa quả sấy,…
  • Tránh các chất kích thích: rượu, bia, cà phê, trà đặc,… là nguyên nhân khiến cơ thể dễ bị mất nước nếu sử dụng nhiều, làm gia tăng nguy cơ sỏi thận, sỏi tiết niệu. Do đó, người bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu nên kiêng những thực phẩm này.
  • Tránh dùng liều cao vitamin C: theo một số nghiên cứu, nguy cơ sỏi thận tăng cao ở nam giới nếu sử dụng vitamin C liều cao kéo dài bởi vitamin C có thể chuyển hóa thành oxalat. Hàm lượng vitamin C hàng ngày là 50 -100mg và chỉ nên bổ sung từ các thực phẩm và trái cây. Việc sử dụng các viên uống cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để tránh lắng đọng thêm tinh thể tạo sỏi.

Như vậy chúng tôi đã chia sẻ những thông tin bao quát nhất về căn bệnh sỏi thận và những điều kiêng kỵ cần tránh cho người bị sỏi thận. Hy vọng bài viết này có thể giúp mọi người hiểu hơn về những thực phẩm mà người bị sỏi thận nên ăn và kiêng không ăn. Chúc bạn các nhiều sức khỏe!

Share.