Những điều cần biết về trẻ chậm mọc răng

0

Nhiều bé chậm mọc răng khiến ba mẹ vô cùng lo lắng. Vì sao bé chậm mọc răng, chậm mọc răng liệu có đáng lo? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để khám phá thêm nhiều kiến thức bổ ích, tạo điều kiện chăm sóc trẻ được thuận lợi hơn nhé!

Những điều cần biết về trẻ chậm mọc răng 1

1. Bé chậm mọc răng là như thế nào ?

Ở trẻ em, thông thường tất cả 20 thân răng sữa đã hình thành và nằm trong xương hàm. Sau khi sinh được một khoảng thời gian, răng sữa sẽ bắt đầu mọc ra khỏi xương hàm và nướu. Mỗi bé thường cần từ 2,5 – 3 năm để mọc đầy đủ 20 chiếc răng sữa này.

Việc mọc răng sữa của trẻ thường tuần theo một quy trình nhất định, cụ thể như sau:

  • Từ 6 đến 10 tháng đầu đời, bé sẽ mọc 2 chiếc răng cửa.
  • Từ tháng thứ 8 đến tháng thứ 12, bé mọc hai chiếc răng cửa trên tiếp theo, thường gọi là 2 chiếc răng thỏ.
  • Khi bé được 9 – 13 tháng tuổi sẽ mọc tiếp 2 chiếc răng cửa trên tiếp theo. Như vậy khi được 1 tuổi, các bé thường mọc được 6 chiếc răng cửa, trong đó có 4 răng hàm trên.
  • Khi bé được 10 – 16 tháng tuổi, bé sẽ mọc tiếp hai chiếc răng cửa dưới.
  • Sau khi mọc hết 8 răng cửa, từ tháng thứ 13 – 19, bé sẽ mọc tiếp hai răng hàm trên ở vị trí lùi về phía trong.
  • Tiếp đến, khi bé được khoảng 14 – 18 tháng tuổi, bé sẽ mọc 2 răng hàm dưới.
  • Từ tháng 16 – 22 là khoảng thời gian bé mọc hai răng nanh hàm trên để lấp đầy vị trí bỏ trống.
  • Từ tháng 17 – 23, bé sẽ mọc tiếp 2 răng nanh hàm dưới và có một nụ cười toàn răng rất đẹp.
  • Cuối cùng, từ tháng thứ 25 – 33, các bé sẽ mọc nốt 2 chiếc răng hàm trên cuối cùng.

Như vậy là theo như quy trình trên, trẻ 8 tháng chưa mọc răng cũng chưa phải là quá muộn. Có các bé mọc 2 răng cửa đầu tiên sớm khi mới 4, 5 tháng tuổi. Cũng có những bé mọc 2 chiếc răng này muộn hơn ở 9 – 10 tháng tuổi. Thậm chí, một số bé đến 11 – 12 tháng tuổi mới bắt đầu mọc răng.

2. Nguyên nhân khiến trẻ 8 tháng tuổi vẫn chưa mọc răng

Nếu các bé chậm mọc răng nhưng vẫn phát triển tốt thì điều đó không đáng lo ngại vì đó là chậm mọc răng sinh lý.

Trong trường hợp bé chậm mọc răng đi cùng các dấu hiệu khác như: Chậm tăng cân, chiều cao không tăng hoặc tăng ít, lười ăn, tóc vành khăn,… thì mẹ nên đưa bé đi khám ở các bệnh viện, phòng khám có chuyên khoa nhi uy tín.

Những điều cần biết về trẻ chậm mọc răng 2

Thông thường, việc trẻ 8 tháng chưa mọc răng bởi một số nguyên nhân sau:

  • Do yếu tố di truyền từ gia đình.
  • Trẻ đẻ thiếu tháng.
  • Trẻ có chế độ ăn chưa hợp lý, thiếu chất.
  • Do cha mẹ cho bé ăn dặm muộn, nướu và mầm răng không được kích thích bằng phản xạ nhai nuốt.
  • Do bé bị suy dinh dưỡng, chậm lớn, thiếu canxi, vitamin D và các dưỡng chất cần thiết khác. Lúc này, bé thường có các biểu hiện như lười ăn, tóc vành khăn, hay ra mồ hôi trộm ban đêm, ngủ không sâu giấc, bẹp hộp sọ, thóp rộng… Mẹ nên đưa bé đi khám để được bác sĩ tư vấn giải pháp khắc phục.

Những điều cần biết về trẻ chậm mọc răng 2

3. Nên là gì khi trẻ chậm mọc răng

Những điều cần biết về trẻ chậm mọc răng 4

  • Cần cải thiện chế độ ăn uống, dinh dưỡng của bé đa dạng, đủ chất. Gia tăng khẩu phần ăn hàng ngày cho bé, ưu tiên các thực phẩm có chất béo, thức ăn động vật, chế phẩm từ sữa…
  • Mỗi bát thức ăn của bé cần thêm 1 – 2 thìa dầu ăn để tăng khả năng hấp thụ canxi, vitamin D.
  • Cho bé tắm nắng từ 15 đến 30 phút, vào trước 9h sáng hoặc sau 4h chiều mỗi ngày để tăng khả năng tổng hợp vitamin D, nhờ đó giúp bé hấp thụ canxi được tốt hơn.
  • Nếu bé đang bú sữa mẹ thì các mẹ cần có chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, không kiêng khem để bé tăng hấp thu dưỡng chất qua sữa mẹ.
  • Nếu bé uống sữa bột, không nên pha sữa cho con bằng nước bột, nước rau củ, nước cháo hay nước khoáng vì điều này sẽ làm giảm khả năng hấp thụ dưỡng chất của bé.

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc trẻ 8 tháng chưa mọc răng có sao không? Đồng thời giúp bạn hiểu rõ hơn về quá trình trẻ chậm mọc răng. Nếu muốn biết thêm nhiều thông tin, bạn nên cần đến sự tư vấn của bác sĩ khi cần thiết. Chúc bạn và gia đình sức khỏe.

Share.