Trong dân gian lưu truyền nhiều bài thuốc mà công dụng chữa bệnh cực kỳ hiệu quả. Trong đó không thể nhắc đến đó là bài thuốc rượu tỏi. Bởi lẽ, theo Đông y, tỏi có vị cay, tính ôn, hơi độc, tác động vào hai kinh can và vị ,có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, trừ phong, thông khiếu, tiêu nhọt, tiêu đờm…Tuy nhiên, ít người biết đến phương pháp trị liệu căn bệnh bằng rượu tỏi như thế nào. Hôm nay, chúng tôi sẽ điểm qua cho các bạn một số thông tin về rượu tỏi cũng như cách ngâm rượu tỏi như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất. Nào, cùng tham khảo mẹo vặt ngay sau đây nhé!
Theo nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, các hoạt chất Phitoncid trong tỏi có tác dụng chống khuẩn, giảm sưng đau kết hợp với tính sát khuẩn, vô trùng của rượu sẽ giúp các khớp không bị sưng phồng, tiêu trừ những khuẩn gây hại cho khớp giúp khớp khỏe mạnh, không còn đau nhức. Bên cạnh đó, cholesterol có lợi chứa trong củ tỏi còn giúp lưu thông máu đến các cơ xương khớp điều hòa, nuôi dưỡng các mô khớp chắc khỏe và dẻo dai hơn khiến bệnh thấp khớp sẽ dần tiêu tan.
Bạn có thể sử dụng hai dạng tỏi là tỏi trắng hoặc tỏi đen để điều chế thành rượu tỏi chữa bệnh thấp khớp, viêm hô hấp, huyết áp cao. Vậy làm thế nào để điều chế rượu tỏi an toàn mà vẫn mạng lại chất lượng, hiệu quả, đảm bảo sức khỏe người dùng. Cùng thực hiện ngay nhé!
1. Hướng dẫn ngâm rượu tỏi đúng cách
Trong tỏi chứa 2 thành phần quan trọng:
- Phitoncid là loại kháng sinh thực vật có tác dụng diệt một số vi khuẩn.
- Hoạt tính màu vàng giúp làm tiêu chất béo dưới dạng cholesterol bám vào thành quách mạch máu, làm cho đường đi của máu từ tim ra và về tim bị nghẽn.
Chính nhờ 02 chất này mà tỏi nói chung và rượu tỏi nói riêng có tác dụng chữa bệnh cao.
2. Cách ngâm và sử dụng rượu tỏi
2.1 Nguyên liệu
- Tỏi: 300 gr (Ngoài tỏi Lý Sơn, tỏi đen, bạn có thể dùng các loại tỏi thông thường để ngâm rượu)
- Rượu gạo (loại 40 – 42 độ): 600 ml ( có thể dùng rượu trắng).
- Chum sành hoặc hũ/chai thủy tinh sạch.
2.2 Cách sơ chế
- Chuẩn bị nguyên liệu: Tỏi dùng để ngâm rượu nên chọn những củ to, chắc, khỏe, không bị mối mọt, sâu đục, không sử dụng những củ mọc mầm. Đặc biệt ưu tiên sử dụng những củ toit già. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên sử dụng tỏi đen để ngâm rượu.
- Chuẩn bị rượu ngâm: Rượu dùng để ngâm nên chọn loại có nồng độ từ 40-50 độ ( đặc biệt ngâm bằng rượu nếp thì hiệu quả càng tốt).
- Chuẩn bị bình ngâm: Tùy theo kích thước, số lượng tỏi ngâm mà các bạn lựa chọn bình có dung tích cho phù hợp. Ưu tiên chọn bình thủy tinh để bải quản tốt nhất!
2.3 Các bước tiến hành
- Bước 1: Bóc vỏ tỏi (1kg)
- Bước 2: Rửa sơ qua tỏi với nước rượu
- Bước 3: Cho tỏi vào chảo sao qua (khoảng 3 phút)
- Bước 4: Cho tỏi vào bình rồi đổ rượu vào ( khoảng 2 lít rượu )
- Cuối cùng, đậy kín nắp bình, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Tầm sau 2 tháng là bạn có thể sử dụng được bình rượu tỏi này rồi nhé!
Ngoài ra , bạn có thể tham khảo một vài cách ngâm khác như sau:
- Tỏi sau khi được bóc sạch vỏ rồi rửa qua với nước cho sạch. Sau đó để ráo nước và thái từng lát mỏng cho vào bình chứa rượu trắng ( chọn rượu có nhiệt độ 40 độ C). Nên để bình rượu ở nơi thoáng mát tránh ánh nắng trực tiếp. Sau khoảng 2 tuần thì lấy bình rượu đó ra dùng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần từ 15 – 20 giọt để chữa bệnh. Cách dùng này áp dụng với bệnh nhân điều trị bệnh huyết áp. Sau khi dùng khoảng 2,3 tuần thì theo dõi xem tình trạng bệnh có ổn định hơn không.
- Ngoài ra với những người điều trị khớp, hãy thấm khăn sạch vào cốc rượu tỏi ngâm trên rồi đắp vào vị trí bị bệnh. Dùng liên tục trong vòng 2 tuần rồi theo dõi kết quả đạt được. Mỗi ngày nên đắp 2 – 3 lần, vào buổi sáng và tối.
2.4 Cách dùng rượu tỏi
Sử dụng rượu tỏi vào buổi sáng trước bữa ăn và buổi tối trước khi đi ngủ.
Ngoài ra bạn còn có thể hòa ít nước sôi vào rượu tỏi để dễ uống hơn. Nó còn giúp bạn ngủ ngon và sâu giấc.
3. Công dụng của rượu tỏi
3.1 Rượu tỏi giúp chữa bệnh về xương khớp
Trong tỏi chứa chất chống oxy hóa, có công dụng giảm đau và ngăn chặn phản ứng viêm trong cơ thể. Do đó, uống rượu tỏi có thể giúp chữa các bệnh về xương khớp như: viêm khớp dạng thấp, vôi hóa khớp và nhức mỏi xương khớp.
3.2 Rượu tỏi chữa bệnh về đường hô hấp
Do có tính sát trùng nên rượu tỏi có thể chữa viêm họng rất hiệu quả. Bằng cách dùng rượu để súc miệng hoặc uống một ngụm nhỏ, cổ họng sẽ được làm sạch nhanh chóng. Chính vì thế, tình trạng viêm họng sẽ được thuyên giảm.
3.3 Rượu tỏi chữa bệnh về tim mạch
Rượu tỏi có tác dụng giúp điều chỉnh huyết áp và giúp ích cho quá trình điều trị xơ vữa động mạch. Tuy nhiên, đối với trường hợp dùng rượu tỏi để điều trị huyết áp trong thời gian dài phải linh động trong việc thay đổi liều lượng. Bởi vì, tỏi có tính nóng nên người dùng cần giảm liều và phối hợp với chế độ ăn nhiều chất xơ để duy trì hiệu quả điều trị.
3.4 Rượu tỏi giúp chữa bệnh về tiêu hóa
Việc uống rượu tỏi mỗi ngày có thể chữa được các chứng ợ chua, khó tiêu và viêm loét dạ dày. Nên sử dụng mỗi ngày 2 lần sau bữa ăn, mỗi lần 1 thìa cà phê, tình trạng khó tiêu hay ợ chua sẽ không còn.
Ngoài ra, rượu tỏi còn có công dụng trong việc điều trị:
- Trĩ nội và trĩ ngoại
- Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường cũng như những biến chứng của căn bệnh này.
- Tăng sức đề kháng cho cơ thể, giảm mỡ máu, cholesterol, bảo vệ tế bào gan, ức chế men gan tăng cao, giúp tăng cường sinh lý phái mạnh, giúp phòng ngừa ung thư, cho người sử dụng một giấc ngủ ngon…
4. Lưu ý khi sử dụng rượu tỏi
- Không nên ngâm rượu tỏi trong thời gian dài, điều này có thể làm tỏi mất hết mùi vị và một số tác dụng tốt cho sức khỏe.
- Mỗi ngày nên uống 2 lần vào buổi sáng và tối, có thể sử dụng trong bữa ăn.
- Bạn không nên uống rượu tỏi quá liều chỉ định (hơn 100ml) sẽ gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
- Đối với cách sử dụng rượu tỏi để chữa bệnh đau nhức, viêm khớp và bệnh về hô hấp, bạn cũng cần có những lưu ý sau. Thứ nhất là không được uống quá nhiều, sẽ gây tác dụng phụ. Bạn chỉ uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần chỉ uống khoảng 20 giọt trước khi ăn cơm trưa và cơm tối. Thứ hai, bạn cần ngâm đủ 14 ngày thì mới được sử dụng rượu nhé. Vì lúc này, rượu ngâm từ tỏi mới phát huy hết công dụng.
- Trong trường hợp bạn dùng rượu tỏi để chữa bệnh huyết áp, bạn nên thường xuyên kiểm tra huyết áp trước và sau khi uống rượu. Sau khoảng 2 tuần uống rượu tỏi theo liều lượng như đã hướng dẫn, bạn nên đến bác sĩ để được kiểm tra và tham vấn cụ thể từ bác sĩ để biết chính xác tình trạng huyết áp của mình.
- Tỏi cũng có thể gây dị ứng làm ngứa ngáy, nổi mẩn ở một số người. Người chuẩn bị phẫu thuật không nên dùng tỏi, vì tỏi có khả năng làm thay đổi ảnh hưởng của các thuốc chống đông máu được dùng trong giải phẫu.
- Bình rượu tỏi sau khi ngâm khoảng 2 tuần được uống thì bạn chỉ nên dùng trong vòng 10 ngày rồi ngâm bình mới.
- Với những trường hợp đang chuẩn bị tiến hành phẫu thuật thì không nên dùng rượu tỏi bởi nó có thể gây ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc đông máu, khiến máu khó đông.
- Người bệnh gan hoặc tiểu đường nên cân nhắc khi dùng rượu tỏi. Trong một số trường hợp trước khi dùng cần phải tham khảo ý kiến của các bác sĩ để đạt hiệu quả tốt.
- Rượu tỏi không nên dùng với trẻ em dưới 3 tuổi.
- Với bệnh nhân bị tiêu chảy cũng không nên dùng rượu tỏi.
- Khi dùng rượu tỏi cần phải thường xuyên theo dõi tình trạng bệnh để xem mức độ tiến triển.
5. Phương pháp bảo quản rượu tỏi
- Rượu tỏi khi ngâm xong bảo quản nơi khô thoáng, nhiệt độ phòng khoảng dưới 25 độ C.
- Tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.
- Rượu ngâm sử dụng lâu được nhưng sẽ bị mất những công dụng của nó, thời gian lý tưởng là sử dụng trong khoảng thời gian 1 năm.
Trên đây là những thông tin mà chusng tooi vừa chia sẻ đến các bạn về bài thuốc dân gian chữa bệnh đó là rượu tỏi. Đó có thể là một mẹo vặt nhỏ mà mọi người có thể tham khảo và thực hiện ngâm rượu tỏi nhằm bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình nhé!