Nếu như các loài cây khác lấy hoa để làm điểm nhấn, khoe sắc với thiên nhiên thì cây phong lá đỏ Nhật Bản lại làm nên thương hiệu của chính mình bằng sắc đỏ rực rỡ vô đối. Khi tiết trời vào thu, đồng loạt những chiếc lá chuyển màu nhuộm kín cả bầu trời. Không cần phải sang tận Nhật Bản hay Hàn Quốc để ngắm Lá Phong, thú chơi Phong Lá Đỏ Nhật Bản tại Việt Nam đang nở rộ khắp nơi. Bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về loài cây độc đáo này cùng cách chăm sóc chúng ở Việt Nam bạn nhé!
1. Đặc trưng cây phong lá đỏ nhật bản
Cây phong lá đỏ hay còn gọi là cây thích, phong nước, phong mềm, đầm lầy phong, Carolina phong đỏ,phong đỏ tươi… có tên khoa học là Acer rubrum, tên tiếng Anh: Red Maple, có nguồn gốc từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc.
Trên thế giới có hàng nghìn giống phong lá đỏ khác nhau dựa theo số thùy và màu sắc lá, một số nhóm chính:
– Nhóm Linearilobum: lá có 5 thùy trong đó có 1 thùy dài, mảnh.
– Nhóm Palmatum : lá từ 5-7 thùy.
– Nhóm Dissectum : lá có 5-9 thùy, màu đậm, lá có hình răng cưa.
- Phong lá đỏ thuộc loại cây thân gỗ, cành nhánh sum xuê, sống lâu năm, chiều cao 2-10m. Vỏ cây khi còn non màu xám sáng, mịn; khi cây càng lớn thì vỏ sẫm màu, có vảy và xù xì hơn.
- Cành phong có màu tối hoặc đỏ tươi, cành rắn chắc, to.
- Lá phong rất độc đáo, lá xẻ thành 5-9 thùy xòe ra các hướng, còn non mặt trên có màu xanh lá cây nhạt, mặt dưới màu trắng kem, viền lá có nhiều răng cưa nhỏ, khe giữa thùy nông và sắc nét góc cạnh. Khi già, lá chuyển đổi màu đỏ hoặc cam rực rỡ như những ngọn đuốc khổng lồ, sáng bừng không gian, cực kỳ đẹp mắt rồi rụng dần vào mùa đông, mùa xuân cây lại đâm chồi nẩy lộc.
- Phong lá đỏ cũng có hoa, với những bông hoa kết thành chùm màu đỏ, hoặc đỏ cam. Khi hoa nở tạo thành những tán trông như vương miện. Quả – gọi là Phím phong, chín vào tháng 6, bên trong chứa hạt giống màu đỏ.
- Cây phong lá đỏ vào thời khắc lá chuyển màu có sắc đỏ rực rỡ, nổi bật, thiêu đốt mọi ánh mắt, xao xuyến bao trái tim.
2. Cách trồng và chăm sóc Phong lá đỏ
Cây phong lá đỏ có xuất xứ gần gũi nên rất phù hợp với khí hậu Việt Nam, việc trồng và chăm sóc cây không quá tốn nhiều công sức:
- Ánh sáng: Cây phong lá đỏ ưa ánh nắng nhẹ, không thích nắng gắt , cây có thể sống ở nơi có một phần bóng râm. Nếu mùa hè bạn có thể giảm nắng bằng cách đặt tại vị trí nắng nửa ngày hoặc che bớt nắng cho cây. Tuy nhiên nơi trồng cần có ánh sáng và nhiệt độ vừa đủ.
Nên trồng cây nơi thông thoáng nhưng tránh gió mạnh vì gió có thể làm tổn thương cây hoặc làm cây mất nước.
- Nhiệt độ: phong lá đỏ ưa mát, cây chịu nóng kém, nhiệt độ thích hợp 16-25oC.
- Độ ẩm: cây ưa ẩm trung bình.
- Đất trồng: nên trồng đất tơi xốp, thoát nước, giàu dinh dưỡng. Khi trồng bạn đào hốc sâu để đất giữ rễ, tuy nhiên cần trồng cao hơn mặt đất 20-25cm để chống rễ bị úng.
- Tưới nước: Cần tưới một lượng nước vừa đủ, tránh úng. Đặc biệt mùa hanh khô hoặc thời tiết nóng thì tăng cường tưới hơn. Nên phủ lớp bèo lục bình vào gốc để giữ ẩm cho cây vào mùa nóng và khô.
- Bón phân: Cây phong lá đỏ cần nhiều dinh dưỡng, tuy nhiên nên bón phân nhả chậm để cây lấy dinh dưỡng điều độ, không bị sốc phân. Trong 3 năm đầu nên khi trồng cần bón thường xuyên để phát triển hệ thống rễ.
Cây phong lá đỏ từ một loại cây quý hiếm ngày nay được phổ biến rộng hơn vì cây được nhân giống từ hạt và cắt mầm từ gốc cây.Khi cây phong được 4 tuổi có thể giữ hạt để làm giống.
Trên đây là những chia sẻ về những điều khách du lịch chưa biết về cây phong lá đỏ ở Nhật Bản. Thật thú vị và thôi thúc bạn khám phá Nhật Bản phải không nào? Hãy chuẩn bị lên đường du lịch Nhật Bản và khám phá những điều thú vị của màu thu lá đỏ Nhật Bản ngay thôi.