Giỗ tổ Hùng Vương cúng lễ vật gì – lịch sử dựng nước Vua Hùng

0

Sắp đến ngày giỗ tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 rồi hãy cùng Mangdoisong.com khám phá Giỗ tổ Hùng Vương cúng lễ vật gì – lịch sử dựng nước Vua Hùng nhé!

Vua Hùng

  • Hùng Vương , hay vua Hùng, là tên hiệu các vị thủ lĩnh tối cao của nhà nước Văn Lang của người Lạc Việt. Theo truyền thuyết, các vua này là hậu duệ của Lạc Long Quân và Âu Cơ.
  • Đứng đầu nước Văn Lang là các thủ lĩnh tối cao, được biết đến với tôn hiệu Hùng Vương. Hùng Vương đồng thời là người chỉ huy quân sự, chủ trì các nghi lễ tôn giáo. Dưới Hùng Vương có các Lạc tướng, Lạc hầu giúp việc. Cả nước chia thành 15 bộ (đơn vị hành chính lớn) có Lạc tướng còn trực tiếp cai quản công việc của các bộ. Dưới nữa là các Bố chính, đứng đầu các làng bản.
  • Kinh đô của nhà nước Văn Lang được đặt tên là Văn Lang tuy nhiên các sử gia nước ta bị ảnh hưởng của các sử gia Trung Quốc nên mới chép kinh đô nước Văn Lang là Phong Châu, nay thuộc tỉnh Phú Thọ.
  • Công cụ là đồng thau trở nên phổ biến và bắt đầu có công cụ bằng sắt. Có nên kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước, dùng sức cày kéo của trâu bò là phổ biến nhất.
  • Ngoài ra còn săn bắt, chăn nuôi, đánh cá và làm nghề thủ công như đúc đồng, làm đồ gốm. Sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp đã xuất hiện.

Giỗ tổ Hùng Vương cúng lễ vật gì - lịch sử dựng nước Vua Hùng 1

Giỗ tổ Hùng Vương cúng lễ vật phẩm gì?

  • Bộ Văn hóa hướng dẫn nghi thức tưởng niệm các Vua Hùng Trong Công văn số 796/HD-BVHTTDL ngày 18/3/2009) ghi rõ Lễ phẩm gồm
  • Bánh dày 18 chiếc (dâng lên 18 đời Vua Hùng) – Bánh chưng 18 chiếc (dâng lên 18 đời Vua Hùng) – Hương hoa, nước, trầu, cau, rượu và ngũ quả.
  • Bánh dày hình tròn, tượng trưng cho Trời, thường không có nhân. Bánh chưng hình vuông, tượng trưng cho Đất, bên trong có nhân mặn.

Giỗ tổ Hùng Vương cúng lễ vật gì - lịch sử dựng nước Vua Hùng 2

  • Bên cạnh hướng dẫn đó thì lễ vật dâng cúng trong các buổi tế lễ Hùng Vương hầu hết ở các địa phương gần như giống nhau đều bao gồm: xôi, oản, hoa quả, rượu, hương, gạo muối, bánh chưng bánh dày, gà luộc (bắt buộc phải là gà trống thiến), thịt lợn (bắt buộc là lợn đen). Riêng làng Vy, Trẹo (thị trấn Hùng Sơn), Hùng Lô (Việt Trì) khi cúng lợn, thường đặt cả con đã mổ sạch, kèm theo số tiết lợn cắt được. Một số làng cúng cá chép như ở Đào Xá, Bến Đá (Cẩm Khê); một số làng ở Đoan Hùng, Yên Lập quy định đồ dâng lễ phải có thịt trâu đen.
  • Tại Đền Thượng còn lưu giữ tấm bia đá thời phong kiến ghi về “Điển lệ miếu thờ Hùng Vương” có quy định : Lễ phẩm dùng cho ngày Giỗ Tổ của dân tộc gồm: bò, dê, lợn, xôi.
  • Theo truyền thuyết, Hùng Vương là con của cha Lạc Long Quân – giống Rồng và mẹ Âu Cơ – giống Tiên, đã có công dựng lên nhà nước Văn Lang cổ đại, thuộc vùng đất Phú Thọ ngày nay. Đối với cộng đồng các làng xung quanh đền Hùng, Hùng Vương còn là thần tổ gắn với nghề nông, dạy dân cày ruộng, cấy lúa, ban linh khí cho đất đai, nhà cửa, cây trồng, vật nuôi sinh sôi nảy nở, mùa màng bội thu.
  • Từ hàng nghìn năm qua, nhân dân trên khắp mọi miền của đất nước đã lưu truyền Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương để thể hiện sự biết ơn với vị thủy tổ, mong Ngài phù hộ cho quốc thái dân an, vật thịnh, mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu. Vào dịp Giỗ Tổ, nhân dân chuẩn bị lễ vật như bánh chưng, bánh giầy, bánh mật, tam sinh (thịt lợn, bò, dê) và hoa thơm, trái ngọt để dâng cúng.
  • Tương truyền rằng, trong ngày vua Hùng tổ chức lễ hội kén người kế vị ngai vàng. Hai mươi vị hoàng tử đua nhau dâng sơn hào hải vị, ngọc ngà châu báu lên vua cha, chỉ riêng chàng Lang Liêu – hoàng tử út được thần báo mộng đã dâng vua đôi cặp bánh khiêm nhường, giản dị. Nhưng thật không ngờ, hai thức bánh thô sơ bình thường ấy lại được vua cha trầm trồ khen ngợi, làm đẹp lòng hơn cả. Bánh nếp gạo nấu vừa chín tới, mùi vị gạo cơm bốc lên, lại được điểm thêm nhân đậu vàng với thịt heo chín mềm… làm vua cha ngây ngất. Lang Liêu thật thà kể lại chuyện được thần chỉ dẫn cho cách làm bánh. Nghe thế, vua cha biết rằng trời đã muốn giúp mình chọn được thái tử tài ba, đức hạnh, thay mình trị vì toàn dân sau này. Hùng Vương tuyên bố truyền ngôi cho Lang Liêu.
  • Ngoài gạo nếp, nguyên liệu để làm bánh chưng còn có đỗ xanh, lá dong và thịt lợn. Đỗ xanh thường được chọn công phu, tốt nhất là loại đỗ trồng ở vùng đồi trung du Việt Nam. Thịt lợn phải là loại lợn ỉn, nuôi chạy bộ, chỉ ăn cám rau tự nhiên.Không phải phần thịt lợn nào cũng được chọn làm bánh mà chỉ có thịt ba chỉ, kết hợp cả mỡ và nạc nên nhân bánh sẽ có vị béo đậm đà, không khô bã như các loại thịt mông, nạc thăn. Gạo nếp sau khi đã được xóc muối cho ngấm vị mặn mặn, chát chát của biển, được đổ vào khuôn lót lá dong riềng, từng nắm đỗ tròn tròn đã đồ chín bẻ ra làm đôi, rồi đặt từng miếng thịt đã ướp hạt tiêu, hành củ vào giữa, sau đó gói lá lại.
  • Các nhà Nho ngày xưa dùng phép ”chiết tự” để phân tách chữ, cho thấy chữ Nghĩa 義 do hai phần ghép lại: Phần trên là chữ Dương 羊 là con Dê, phần dưới là chữ ngã 我 là Ta. Dê là một trong 5 con vật người xưa thường đem ra tế Trời đất, Thần linh và Tổ tiên, như Đàn Nam giao ở Cung đình Huế còn ghi tạc. Năm con vật đem tế đó gọi là Ngũ sanh gồm Trâu, Dê, Heo, Gà, Bò.
  • Sở dĩ như thế là vì năm ngoái con cháu cầu xin Tổ tiên phù hộ nên năm nay mùa màng bội thu, gia súc đầy đàn,con cháu đem thịt của gia súc cúng tế để tỏ lòng tạ ơn của con cháu. Chữ Dương 羊 ghép với chữ Ngã 我 thành ra chữ NGHĨA 義. Như vậy, lễ phẩm cúng tế Tổ tiên theo nghi thức tín ngưỡng cổ truyền phải có món mặn mới là con cháu ăn ở có Nghĩa. Đó là quan niệm của nhà Nho, mà Tộc nào ngày xưa cũng có nhiều nhà Nho.
  • Những năm gần đây, việc ăn chay, cúng chay của tôn giáo đã thâm nhập vào tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên ở một số nhà thờ tộc ở nhiều nơi, không cúng Lễ phẩm mặn trong Tiền đường. Nhiều người không rõ lí luận về sự khác nhau giữa tín ngưỡng với tôn giáo nên đồng tình ; cũng có người vị nể, sợ bất hòa nên phải chịu đựng, nhưng trong lòng cảm thấy áy náy, chưa tròn hiếu nghĩa với Tổ tiên.
  • Một số người nghĩ nôm na : Ngày xưa, cuộc sống khó khăn đói khổ, con cháu chưa kịp mời cha mẹ, ông bà ăn vài món thơm ngon thì họ đã khuất núi rồi. Bây giờ có của ăn của để, cúng tế phải có món mặn kèm theo các món chay để các hương linh tùy nghi phối hưởng, đúng như trong văn cúng của các Tộc là dâng “Hương đăng, quả phẩm, phù lang tửu, sanh tư bàn soạn thứ phẩm chi nghi.” Cho nên, ngày Rằm tháng Mười nhiều người cúng mặn cho Tổ tiên ông bà để bớt ái tuất khi nghĩ về người đã khuất…
  • Qua các tư liệu trên, tôi thấy rằng cúng tế Tiên linh Tổ tiên tại Nhà thờ Tộc thì nên cúng mặn mới đúng hình thức tín ngưỡng truyền thống của dân tộc. Còn khi dọn cỗ bàn liên hoan thì nên có một vài mâm chay dành riêng cho những người ăn chay.

Lịch sử dựng nước Vua Hùng

Giỗ tổ Hùng Vương cúng lễ vật gì - lịch sử dựng nước Vua Hùng 3

  • Đã từ lâu ông cha ta đã lập các đền thờ trên núi Nghĩa Lĩnh thuộc xã Hy Cương, thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ để thờ tự các Vua Hùng là các bậc tiền nhân có công dựng nước. Ngày nay chúng ta tiếp tục tu bổ, tôn tạo các ngôi đền trên núi Nghĩa Lĩnh và xây dựng thêm đền thờ cha “ Rồng “ mẹ “ Tiên” để con cháu Lạc Hồng ở khắp mọi miền đất nước về tri ân công đức Tổ tiên.
  • Thời đại Hùng Vương là thời đại mở đầu dựng nước, xây dựng lên nền móng của đất nước Việt Nam ngày nay. Trong truyền thuyết còn lưu truyền những câu chuyện sinh động về việc Vua Hùng dạy dân làm ruộng, trồng lúa nước, Vua tôi cùng nhau săn bắn xẻ thịt thú rừng, thui trên dàn lửa, ăn uống vui vẻ không phân biệt sang hèn, chuyện Vua Hùng thứ 6 cầu người hiền tài giúp nước – kể về Thánh Gióng đánh giặc Ân và Lang Liêu dâng bánh chưng bánh dày. Những chuyện kể dân gian còn lưu truyền đến ngày nay cho chúng ta thấy, một thời kỳ văn minh trong buổi đầu dựng nước của dân tộc. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đến thời đại Hồ Chí Minh chúng ta đã từng bước phát hiện ra những di chỉ khảo cổ học để chứng minh thời đại Hùng Vương là có thật trong lịch sử – là bước tiếp nối quá trình phát triển của lịch sử hình thành con người trên đất nước Việt Nam. Chúng ta không những tự hào vì co một thời đại mở đầu dựng nước, mà còn tự hào hơn vì Việt Nam là một trong những quê hương phát tích của loài người. Những chứng tích tìm thấy về thời đại đồ đá ở Thanh Hoá, Hoà Bình, Lạng Sơn đến Sơn Vi, Lâm Thao, cho chúng ta thấy cả quá trình phát triển của con người nguyên thuỷ trên đất nước Việt Nam từ thời đồ đá cũ sang đồ đá mới và tiếp theo con người tiến bộ hơn đã phát hiện ra đồ đồng và đồ sắt qua những di chỉ khảo cổ ở Phùng Nguyên, Gò Mun (Lâm Thao), xóm Rền Gia Thanh – (Phù Ninh) và đặc biệt là ở làng Cả, Thanh Đình (Việt Trì)…
  • Thời đại Hùng Vương là bước tiếp nối của thời kỳ thị tộc bộ lạc sang thời kỳ có sự phân hóa giai cấp và xuất hiện nhà nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Cho đến nay chúng ta chưa thể xác định chính xác thời đại Hùng Vương tồn tại bao nhiêu năm. Theo ngọc phả Hùng Vương còn lưu truyền đến ngày nay thì 18 đời Hùng Vương kéo dài trên 2000 năm. Còn một số nhà sử học dự đoán thời đại Hùng Vương tồn tại từ thế kỷ thứ 7 trước công nguyên đến năm 258 trước công nguyên.

Giỗ tổ Hùng Vương cúng lễ vật gì - lịch sử dựng nước Vua Hùng 4

  • Chúng ta có thể biết được vương triều cuối cùng của Hùng Vương là lúc nhường ngôi cho Thục Phán – để lập nhà nước Âu Lạc. Sau đó một thời gian ngắn đất nước ta rơi vào ách thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc, tới 10 thế kỷ. Còn thời gian chuyển tiếp từ thời kỳ thị tộc – bộ lạc hình thành nên Nhà nước chưa có thể tính toán chính xác được. Đây là thời kỳ chuyển tiếp của phương thức sản xuất kiểu phương Đông như Các Mác gọi là “Phương thức sản xuất Châu Á”, khác biệt với sự hình thành chế độ chiếm hữu nô lệ của phương Tây.
  • Cho đến nay, qua những nguồn sử liệu của các sử gia phong kiến và dựa trên cơ sở những thành tựu của ngành Sử học cho chúng ta thấy được những điều kiện kinh tế, xã hội của thời kỳ mở đầu dựng nước của dân tộc. Do nhu cầu trị thủy, nhu cầu chống ngoại xâm và việc trao đổi kinh tế văn hóa ngày càng được đẩy mạnh giữa những bộ lạc gần gũi nhau về dòng máu có xu hướng tập hợp lại, thống nhất với nhau. Thủ lĩnh bộ Lạc Việt dựng lên nước Văn Lang. Ông xưng Vua, sử gọi là Hùng Vương và truyền được 18 đời. Hùng Vương là những thủ lĩnh của thời kỳ Việt Nam bắt đầu dựng nước.
  • Lãnh thổ sinh trưởng đầu tiên của tổ tiên ta là miền Bắc Việt Nam. Đất không rộng lắm, người chưa đông lắm, nhưng đã có đủ điều kiện để dựng nước, có đủ điều kiện sinh tồn và phát triển.
  • Thời đại Hùng Vương là thời kỳ mở đầu dựng nước, mặc dù trình độ kinh tế, văn hóa và tổ chức xã hội còn ở mức sơ khai, nhưng trong quá trình phát triển của lịch sử đã tạo dựng nên những truyền thống quý báu của dân tộc ta: Cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất; đoàn kết để chiến thắng thiên tai địch họa và dũng cảm kiên cường trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm… Những truyền thống quí báu đó là nguồn sức mạnh giúp dân tộc ta vượt lên mọi khó khăn thử thách trong thời đại ngày nay, để chiến thắng kẻ thù xâm lược và xây dựng đất nước ngày càng hùng mạnh, có vị thế trên trường quốc tế.
  • Nhìn nhận về thời đại Hùng Vương trong lịch sử dân tộc, sách lịch sử Việt Nam của nhà xuất bản Khoa học Xã hội xuất bản năm 1971 có viết: “Thời kỳ Văn Lang, thời kỳ Hùng Vương là một giai đoạn trọng yếu của lịch sử Việt Nam. Chính trong thời kỳ này đã xây dựng nền tảng dân tộc Việt Nam, nền tảng văn hóa Việt Nam và truyền thống tinh thần Việt Nam”.
  • Để tôn vinh thời đại mở đầu dựng nước của dân tộc Việt Nam, cha ông ta từ lâu đã xây dựng lên các đền đài thờ tự các Vua Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh. Ngày nay Đảng và Nhà nước ta ngày càng quan tâm đầu tư tu bổ tôn tạo các ngôi đền thơ Vua Hùng và xây dựng thêm các ngôi đền mới để thờ tự các bậc tiền nhân có công dựng nước. Đồng bào cả nước đã và đang công đức tiền bạc, công sức và trí tuệ để tham gia tu bổ tôn tạo Di tích lịch sử Đền Hùng ngày càng khang trang to đẹp – nhằm tri ân công đức Tổ tiên và xây dựng Đền Hùng xứng tầm với một thời đại mở đầu dựng nước.
  • Được sinh ra trên đất nước Việt Nam – là con Hồng cháu Lạc, chúng ta tự hào có một ông Tổ chung là các Vua Hùng. Hàng năm cứ đến ngày mồng 10-3 Âm lịch con cháu lại nô nức trẩy hội Đền Hùng. Chính vì thế trong dân gian truyền tụng mãi câu ca:

Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm.

  • Hội Đền Hùng năm nay có rất nhiều nét đổi mới, mời gọi con cháu Lạc Hồng cùng về dự, thắp nén hương thơm trên bàn thờ Tổ và đóng góp công đức để tri ân công đức Tổ tiên.

Giỗ tổ Hùng Vương cúng lễ vật gì - lịch sử dựng nước Vua Hùng 5

Như vậy là chúng ta đã được tham khảo Giỗ tổ Hùng Vương cúng lễ vật gì – lịch sử dựng nước Vua Hùng rồi. Hy vọng rằng bài viết này mang lại nhiều điều thú vị và bổ ích khi ngày Giỗ Tổ đang đến gần. Hãy đọc và chia sẻ Giỗ tổ Hùng Vương cúng lễ vật gì – lịch sử dựng nước Vua Hùng để mọi người cùng tham khảo và thực hiện cho đúng nhé! Chúc các bạn có một kỳ nghĩ lễ thật vui vẻ và hạnh phúc bên những người thân yêu. Nếu có ý định đi du lịch đến hùng bạn nên tham khảo những điều cần biết khi du lịch tại Đền Hùng, cách gói bánh chưng cúng tổ, Lịch bắn pháo hoa Đền Hùng nhé!

Share.