Nhật thực là gì
- Nhật thực xảy ra khi Mặt Trăng đi qua giữa Trái Đất và Mặt Trời và quan sát từ Trái Đất, lúc đó Mặt Trăng che khuất hoàn toàn hay một phần Mặt Trời. Điều này chỉ có thể xảy ra tại thời điểm sóc trăng non khi nhìn từ Trái Đất, lúc Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất và bóng của Mặt Trăng phủ lên Trái Đất. Trong lúc nhật thực toàn phần, đĩa Mặt Trời bị che khuất hoàn toàn. Với nhật thực một phần hoặc hình khuyên, đĩa Mặt Trời chỉ bị che khuất một phần.
- Nếu Mặt Trăng có quỹ đạo tròn hoàn hảo, gần hơn Trái Đất một chút, và trong cùng mặt phẳng quỹ đạo, sẽ có nhật thực toàn phần xảy ra mỗi lần trong một tháng. Tuy nhiên, quỹ đạo của Mặt Trăng nghiêng hơn 5° so với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất quanh Mặt Trời (xem mặt phẳng hoàng đạo), do vậy bóng của Mặt Trăng lúc trăng non thường không chiếu lên Trái Đất. Để hiện tượng nhật thực cũng như nguyệt thực xảy ra, Mặt Trăng phải đi qua mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất. Hơn nữa, quỹ đạo của Mặt Trăng có hình elip, và nó thường ở đủ xa Trái Đất khiến cho kích cỡ biểu kiến của nó không đủ lớn để che khuất hoàn toàn Mặt Trời lúc nhật thực. Mặt phẳng quỹ đạo của Mặt Trăng và của Trái Đất mỗi năm cắt nhau tại các điểm nút lên và nút xuống của quỹ đạo; và có ít nhất là 2 và nhiều nhất là 5 lần nhật thực xảy ra trong một năm, cũng không thể có nhiều hơn hai lần nhật thực toàn phần trong cùng một năm. Tuy nhiên, tại một nơi cụ thể trên Trái Đất, hiện tượng nhật thực toàn phần xảy ra là rất hiếm bởi vì bóng của Mặt Trăng trong lúc hiện tượng này xảy ra đổ lên Trái Đất theo một dải hẹp và trong thời gian ngắn, với lần lâu nhất khoảng 7 phút (nhật thực toàn phần ngày 20 tháng 7, 1955).
- Hiện tượng che khuất là hiện tượng của tự nhiên. Tuy thế, trong lịch sử cổ đại và quan niệm của một số người hiện đại, nhật thực thuộc về hiện tượng siêu nhiên. Hiện tượng nhật thực toàn phần gây ra sự sợ hãi đối với người dân thời cổ đại do thiếu hiểu biết về thiên văn học, khi Mặt Trời dường như biến mất vào ban ngày và bầu trời tối đen trong vài phút.
- Rất nguy hiểm cho mắt khi nhìn trực tiếp vào Mặt Trời. Do vậy để quan sát hiện tượng nhật thực trực tiếp cần sử dụng các loại kính bảo vệ mắt hoặc quan sát gián tiếp hình ảnh lúc nhật thực. Nhưng khi xảy ra hiện tượng nhật thực toàn phần, mắt có thể an toàn quan sát hiện tượng này trong lúc Mặt Trăng che khuất hoàn toàn Mặt Trời. Những người ưa thích hiện tượng này thường đi du lịch đến những nơi sắp xảy ra để chứng kiến và chụp ảnh.
Nhật thực xảy ra khi nào
- Vào khoảng 6h30′ ngày 9/3/2016, những người yêu thiên văn Việt Nam sẽ có cơ hội xem nhật thực một phần. Tuy nhiên Indonesia và vùng biển Thái Bình Dương có thể quan sát được nhật thực toàn phần lần này.
Nhật thực toàn phần 9/3/2016 ở Việt nam
- Nhật thực diễn ra ngày 9/3 là nhật thực toàn phần nhưng đường đi của phần Nhật thực toàn phần chỉ qua một phần ở miền trung Indonesia và Thái Bình Dương. Khu vực Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam) và phía bắc nước Úc quan sát được nhật thực một phần.
- Tại Việt Nam tất cả các tỉnh, thành phố đều có thể quan sát được nhật thực một phần với độ che phủ cực đại của nhật thực dao động từ khoảng 20% – 60% tùy từng địa phương. Các tỉnh, thành phố ở phía nam có độ che phủ cực đại lớn hơn so với phía bắc. Mũi Cà Mau có độ che phủ cực đại lớn nhất, đạt gần 60%.
- Nhật thực toàn phần là hiện tượng thiên văn kỳ thú, xảy ra khi Mặt Trăng che khuất hoàn toàn Mặt Trời nhìn từ trái đất, để lộ ra lớp khí quyển bên ngoài tuyệt đẹp còn gọi là vành nhật hoa.
Cách quan sát nhật thực
- Việc quan sát nhật thực trực tiếp bằng mắt thường có thể gây ra những tổn thương vĩnh viễn cho mắt vì vậy người quan sát phải hết sức cẩn thẩn. Lưu ý những điều sau khi quan sát nhật thực như không được quan sát trực tiếp bằng mắt thường.
- Việc quan sát nhật thực với một chiếc kính râm (kính đen), phim chụp X-quang, ruột đĩa mềm, băng video không đảm bảo vì những loại này chỉ giảm độ sáng chứ không ngăn được các tia bức xạ có hại. Quan sát nhật thực một cách gián tiếp hoặc sử dụng kính lọc chuyên dụng như kính lọc của thợ hàn mã số 14 hoặc kính lọc Mặt Trời từ các Câu lạc bộ Thiên văn học.
- Người quan sát cũng có thể dùng một tấm bìa để hứng ảnh của Mặt Trời qua một chiếc ống nhòm hay kính thiên văn nhỏ, hoặc khoét một lỗ tròn nhỏ lên tấm bìa rồi quan sát ảnh của Mặt Trời xuyên qua lỗ tròn đó trên mặt đất.
Như vậy là chúng ta đã được biết thêm về Nhật thực là gì – Nhật thực xảy ra khi nào – Nhật thực toàn phần 9/3/2016 ở Việt Nam rồi. Đừng bỏ qua cơ hội hiếm gặp này để được tận mắt chúng kiến cảnh nhật thực bạn nhé! Chia sẻ để bạn bè cùng biết Nhật thực là gì – Nhật thực xảy ra khi nào – Nhật thực toàn phần 9/3/2016 ở Việt Nam và cùng nhau chiêm ngưỡng hiện tượng thiên văn thú vị này!
Mangdoisong.com chúc các bạn thành công trong cuộc sống và có giây phút khám phá Nhật thực thật thú vị! Luôn đồng hành cùng chúng tôi để được cập nhật thật nhiều thông tin xã hội thú vị khác nhé!