Một trong những vấn đề nóng hổi của mọi người hiện nay đó chính là việc Nghị định số 46/NĐ-CP về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/8/2016. Trong đó, các mức phạt tăng nặng với những lỗi vi phạm là nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thông. Cụ thể, vi phạm về nồng độ cồn có thể bị xử phạt mức cao nhất là 18 triệu đồng, tước GPLX 6 tháng và tạm giữ phương tiện 7 ngày. CSGT TP sẽ đứng chốt ở những tuyến đường và khu vực trọng điểm, thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông để kiểm tra nồng độ cồn của người tham gia giao thông. Cùng Mangdoisong.com tham khảo Địa điểm chốt CSGT đo nồng độ cồn thường trực tại Tp.HCM từ 16/8/2016 nhé!
Địa điểm chốt CSGT đo nồng độ cồn thường trực tại Tp.HCM từ 16/8/2016
- Có hàng chục điểm CSGT thường xuyên chốt chặn để đo nồng độ cồn, ngăn chặn tai nạn, xử lý người vi phạm giao thông. Đây chính nơi có những tuyến đường và khu vực trọng điểm, thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông. Đa số các trường hợp được CSGT yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn đều có nồng độ cồn trong hơi thở vượt quá mức cho phép.
Hình ảnh CSGT kiểm tra đo nồng độ cồn và xử phạt người vi phạm
- Diễn viên Hoàng Sơn khi qua trạm thu phí Rạch Chiếc (Xa lộ Hà Nội) được CSGT yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn.
- Đối với người điều khiển xe ô tô, chỉ cần trong hơi thở phát hiện có cồn là đã bị phạt, mức phạt thấp nhất cho người điều khiển ô tô vi phạm nồng độ cồn là 2.5 triệu đồng, tước GPLX 2 tháng, tạm giữ xe 7 ngày; mức cao nhất là 17 triệu đồng, tước GPLX 5 tháng, tạm giữ xe 7 ngày.
- Một trường hợp vi phạm nồng độ cồn trên đường Phạm Văn Đồng (quận Thủ Đức), ban đầu người này rất vui vẻ chấp hành kiểm tra nồng độ cồn…
- Thế nhưng người vi phạm lại không chịu ký biên bản mà quăng xe bỏ chạy.
- Theo một lãnh đạo đội CSGT Tân Sơn Nhất, nhiều người say xỉn khi chạy xe nhìn rất bình thường nhưng đến khi vừa dừng xe lại thì đứng không vững, vậy mới thấy sự nguy hiểm của việc uống rượu bia rồi điều khiển xe. Anh K. (người vi phạm) chia sẻ: “Bị phạt một lần vầy là sợ xanh mặt, chắc lần sau uống rồi chỉ đi xe ôm hoặc taxi về”.
- Tính riêng tại Đội CSGT Phú Lâm, từ 16.8 đến 4.9.2016 đã lập biên bản 75 trường hợp vi phạm nồng độ cồn. Tại Đội CSGT Rạch Chiếc và Đội CSGT An Sương, mỗi tối lập biên bản khoảng 10 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, trong đó chủ yếu là người điều khiển xe máy.
- Lãnh đạo đội CSGT Tân Sơn Nhất đứng chốt tại Ngã tư Phú Nhuận cho biết, một số trường hợp vi phạm nồng độ cồn nhưng không ký biên bản, năn nỉ được phạt tại chỗ để lấy xe về đi làm. Tuy nhiên, theo Nghị định số 46 thì tất cả các trường hợp vi phạm về nồng độ cồn đều bị tạm giữ phương tiện 7 ngày.
- Mỗi đêm, Đội CSGT Hàng Xanh cũng xử lý từ 7 – 10 trường hợp người điều khiển phương tiện vi phạm nồng độ cồn.
Quy định xử phạt vi phạm về nồng độ cồn (Theo Nghị định số 46/2016/NĐ-CP)
- Đối với người điều khiển ô tô: Người điều khiển xe ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 mg/100ml máu hoặc chưa vượt quá 0.25 mg/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng, tước GPLX 1 – 3 tháng, tạm giữ phương tiện 7 ngày.
- Người điều khiển xe ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 – 80 mg/100ml má hoặc vượt quá 0.25 – 0.4 mg/1 lít khí thở thì bị phạt từ 7.000.000 – 8.000.000 đồng, tước GPLX 3 – 5 tháng, tạm giữ phương tiện 7 ngày.
- Người điều khiển xe ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mig/100 ml máu hoặc vượt quá 0.4 mg/1 lít khí thở thì phạt tiền từ 16.000.000 – 18.000.000 đồng, tước quyền sử dụng GPLX từ 4 tháng đến 6 tháng, tạm giữ phương tiện 7 ngày.
- Đối với người điều khiển mô tô, xe máy: Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0.25 mg đến 0.4 mg/1 lít khí thở thì phạt 1.000.000 – 2.000.000 đồng, tạm giữ phương tiện 7 ngày, tước GPLX 1 – 3 tháng.
- Người điều khiển mô tô, xe máy có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0.4 mg/1 lít khí thở thì phạt tiền từ 3.000.000 – 4.000.000 đồng, tạm giữ phương tiện 7 ngày, tước GPLX 3 – 5 tháng.
Như vậy là chúng ta vừa được khám phá Địa điểm chốt CSGT đo nồng độ cồn thường trực tại Tp.HCM từ 16/8/2016 rồi. Hy vọng bài viết này có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về nghị đinh số 46 cũng như các bạn hãy nâng cao ý thức chấp hành luật lệ giao thông để đảm bảo tình mạng củ mình cũng như mọi người đang lưu thông trên đường. Qua đây mỗi công dân cũng có thể giám sát các lực lượng chức năng thực hiện nhiệm vụ đo nồng độ cồn. Hãy chia sẻ Địa điểm chốt CSGT đo nồng độ cồn thường trực tại Tp.HCM từ 16/8/2016 với mọi người để nâng cao ý thức xã hội về an toàn giao thông bạn nhé! Luôn đồng hành cùng chúng tôi để được cập nhật thật nhiều thông tin xã hội thú vị, các món ngon ấm thực 3 miền, các chuyên mục làm đẹp và sức khỏe..v.v. Chúc các bạn tham gia giao thông thật an toàn và luôn có một gia đình hạnh phúc!