Mưa sao băng Orionid 2016 đạt đỉnh vào tối 21/10 rạng sáng 22/10 tại Việt Nam là thông tin từ space. Như chúng ta đã thấy mới mở facebook ra là bạn đã bắt gặp lời mời chảo thắp sáng màn đêm, hãy ra ngoài vào tối nay để chiêm ngưỡng mưa sao băng orionid. cùng Mangdosiong.com khám phá Mưa sao băng Orionid 2016 đạt đỉnh vào tối 21/10 rạng sáng 22/10 tại Việt Nam nhé!
Mưa sao băng Orionid 2016 xuất hiện ở đâu?
- Mưa sao băng Orionid là trận mưa sao băng cỡ trung bình với khoảng 15-20 vệt sao băng mỗi giờ, nhưng cũng có năm đặc biệt lên tới 70-80 vệt mỗi giờ.
- Tháng 10 này, người yêu thích các hiện tượng thiên văn có thể quan sát mưa sao băng Orionids, một mưa sao băng đáng chú ý diễn ra hàng năm. Cực điểm năm nay của hiện tượng này sẽ rơi vào rạng sáng ngày 21 tháng 10.
- Lần đầu tiên mưa sao băng này được quan sát là vào các năm 1839 và 1940 bởi nhà quan sát E. C. Herrick. Lần đầu quan sát vào năm 1839 ông đã kết luận rằng trận mưa sao băng kéo dài từ mùng 8 tới 15 tháng 10. Lần quan sát năm 1840 ông đính chính rằng nó bắt đầu mùng 8 và kết thúc vào 25 tháng 10.
- Tuy nhiên, người đầu tiên quan sát chính xác trận mưa sao băng này là nhà thiên văn Herschel, ông đã quan sát được 14 sao băng của trận này xuất phát từ khu vực của chòm sao Orion vào ngày 18 tháng 10 năm 1864 và năm tiếp theo, ông đã kết luận cực điểm của nó chính là là 20 tháng 10 (năm 1965). Khi đó Orionids đã là một trong số những trận mưa sao băng lớn nhất hàng năm có thể quan sát.
- Hiện nay, mưa sao băng này thường kéo dài từ mùng 2 tháng 10 đến mùng 7 tháng 11 hàng năm mặc dù mật độ không còn nhiều như trong quá khứ, điều đó có nghĩa là ngay trong thời gian đầu và giữa tháng 10 này nếu trời đẹp và có một chút may mắn bạn có thể sẽ thấy được một vài sao băng vào mỗi đêm. Tuy nhiên cực điểm thực sự của hiện tượng này chỉ có một đêm là đêm 20 – rạng sáng 21 tháng này.
Thời gian và hướng ngắm mưa sao băng Orionid 2016
- Theo tính toán tương đối chính xác, cực điểm năm nay của Orionids sẽ là đêm 20, rạng sáng ngày 21 tháng 10. Khoảng 22h (10h tối) ngày 20 tháng 10, chòm sao Orion bắt đầu xuất hiện trọn vẹn trên bầu trời phía Đông và bạn có thể quan sát thấy nó nếu như có góc nhìn thoáng về phía Đông. Nếu góc nhìn của bạn không đủ rộng thì thời điểm hợp lý để quan sát là khoảng từ nửa đêm, tức 0h ngày 21, lúc này chòm sao Orion đã mọc đủ cao để bạn có thể dễ dàng xác định nó nếu trời không nhiều mây và nơi bạn quan sát không quá ô nhiễm. Tới khoảng 3h30-4h00 rạng sáng chòm sao này sẽ lên cao nhất và sau đó sẽ tiếp tục di chuyển về phía Tây. Khoảng thời gian bạn có thể quan sát mưa sao băng này là toàn bộ thời gian từ giữa đêm đến trước khi Mặt Trời mọc.
- Bạn có thể xác định chòm sao Orion khá dễ dàng như hình ảnh sau. Nổi bật nhất của nó là ba ngôi sao thẳng hàng và cách đều nhau tạo thành cái thắt lưng của Orion, ngoài ra hai sao Rigel và Betelgeuse là hai sao rất sáng rất dễ để bạn xác định được. Khu vực trung tâm của mưa sao băng Orionids cũng đã được đánh dấu trong hình.
Cách chiêm ngưỡng sao băng và lưu ý
- Thông thường, vào đêm cực điểm, Orionids có thể đạt 20 đến 30 sao băng mỗi giờ đối với người quan sát ở mặt đất. Tuy nhiên đêm cực điểm năm 2016 này rơi vào thời điểm Trăng bán nguyệt cuối tháng, Mặt Trăng ở rất gần chòm sao Orion sẽ là cản trở đối với việc quan sát nên số lượng sao băng sẽ giảm đáng kể, chỉ còn 10 đến 15 sao băng mỗi giờ đối với những khu vực thời tiết và khí quyển lý tưởng và giảm hơn nữa đối với những nơi có mức độ ô nhiễm không khí cao.
- Hãy chọn nơi có góc nhìn rộng, ít ô nhiễm và không có ánh đèn chiếu thẳng vào mắt (chẳng hạn nếu phía trên đầu bạn là một cột đèn thì khi ngẩng đầu lên bạn sẽ chỉ thấy ánh sáng của nó và không thấy sao nào cả. Ánh sáng mạnh từ các nhà cao tầng hay công trình xây dựng cũng vậy).
- Bạn cần đặc biệt theo dõi thời tiết trước khi quan sát bởi nếu có mây thì bạn sẽ không có cơ hội quan sát được sao băng. Để tự kiểm tra, ngoài việc xem dự báo thời tiết, vào đêm cực điểm bạn có thể tự kiểm tra bằng cách xác định chòm sao Orion như hướng dẫn trên. Hãy nhìn lên bầu trời phía Đông, ngay gần nơi có Mặt Trăng và tập trung quan sát khoảng 3 đến 5 phút để mắt của bạn quan với bóng tối. Khi đó nếu bạn thấy được chòm sao Orion thì tức là bạn có cơ hội thấy được sao băng, còn nếu bạn chỉ thấy Trăng thì khả năng có thể quan sát sao băng của bạn khá thấp, nếu không thấy cả Trăng thì bạn nên từ bỏ ý định đợi sao băng.
- Để quan sát được mưa sao băng, bạn phải quan sát ở những nơi tối, không có ánh sáng đô thị, không có mây mù hay mưa dông. Để mắt bạn trong bóng tối suốt hơn 15 phút và tránh nhìn vào các thiết bị di động, như vậy mắt bạn sẽ làm quen với bóng tối và quan sát được dễ dàng hơn. Lưu ý không nên nhìn vào các thiết bị di động khi đang quan sát, nó có thể ảnh hưởng xấu tới mắt bạn và tới kết quả của buổi quan sát.
- Hiện tượng này có thể quan sát tại bất cứ đâu trên thế giới, không riêng tại Việt Nam hay bất cứ tỉnh thành nào. Bạn không cần bất cứ dụng cụ hỗ trợ nào mà chỉ cần một góc nhìn tốt và nếu có thể nên chuẩn bị một chiếc ghế dài để ngả lưng – như vậy bạn có thể luôn hướng mắt lên bầu trời, vì quan sát mưa sao băng đòi hỏi một chút kiên nhẫn.
- Cuối cùng, đừng quên chú ý bảo vệ sức khoẻ và an toàn cá nhân của bạn khi ở ngoài trời vào ban đêm.
Như vậy là chúng ta vừa được tư vấn hướng dẫn cách ngắm Mưa sao băng Orionid 2016 đạt đỉnh vào tối 21/10 rạng sáng 22/10 tại Việt Nam rồi. Hãy trãi nghiễm và chia sẻ hoặc rủ bạn bè cùng ngắm mưa sao băng nhé! Đây cũng là cơ hội để các cặp dôi yêu nhau thích sự lãng mạn khi cùng nhau ngắm mưa sao băng và mơ ước đấy! Luôn đồng hành cùng chúng tôi để được cập nhật thật nhiều thông tin xã hội thú vị và thật nhiều món ngon ẩm thực 3 miền cũng như công cuộc làm đẹp cho chị em nhé! Chúc các bạn có một buổi ngắm sao vui vẻ!