Bữa ăn gia đình không thể nào thiếu đi những bát cơm. Tuy nhiên, để nấu được một nồi cơm đúng chuẩn, vừa ngon, vừa chất lượng lại giàu dinh dưỡng nhất thì không phải ai cũng biết.
Nấu cơm tưởng chừng như đơn giản nhưng nó cũng đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ trong từng khâu để làm thành một nồi cơm ngon. Trong chuyên mục hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ cách nấu cơm đúng chuẩn cho bạn đọc. Hãy tham khảo liền tay để trở thành một đầu bếp tài ba ngay nhé!
Để nấu thành một nồi cơm, chúng ta có thể dùng nhiều cách khác nhau. Thời xưa, mọi người thường đun củi để nấu cơm, hiện đại hơn ta có thể nấu cơm bằng gas. Tiện dụng nhất bây giờ thì mỗi gia đình đều sắm cho mình một nồi cơm điện. Thiết bị điện gia dụng ít tốn kém, tiện lợi và tiết kiệm được thời gian nhất.
Nói chung, dù là nấu cơm bằng cách nào đi chăng nữa thì đều tuần theo quy trình, thao tác sau:
Bước 1: Chọn loại gạo nấu cơm
- Đầu tiên để nấu được cơm ngon, chúng ta cần chọn mua gạo sạch, chất lượng, vào mùa và ngon. Gạo ngon đúng nghĩa là gạo mới, nên chọn gạo theo mùa không nên mua gạo đã để lâu vì như vậy chúng sẽ không còn chất dinh dưỡng, mất đi vị ngọt tự nhiên, không còn mùi thơm vốn có của gạo nữa.
- Khi chọn gạo nên chọn gạo có hạt đều, tròn và bóng. Không nên chọn gạo bị gãy, nát và có màu vàng, đen vì đó là gạo bị hư, để lâu. Không chọn gạo có màu quá trắng hay bị bạc bụng vì rất có thể đó là gạo được tẩy trắng hoặc xát quá kĩ khiến lớp cám gạo bên ngoài bị bay mất.
- Gạo phải có mùi thơm nhẹ nhàng, sẽ ngửi thấy được hương thoang thoảng và không có mùi ẩm mốc hoặc mùi lạ.
- Có thể nếm thử gạo để biết được là gạo ngon hay không. Cho hạt gạo vào miệng nhai, nếu gạo có vị ngọt nhẹ, cảm nhận được độ bột bột, thơm thơm thì là gạo ngon.
Bước 2: Đong gạo
Hầu hết nồi cơm điện đều có cốc đong gạo đi kèm để bạn có thể đong chính xác gạo cho một lần nấu, mỗi cốc khoảng 150g gạo tương đương 2 chén cơm, nếu không có bạn có thể tìm hay sử dụng cốc đong gạo riêng để đo lường.
Bước 3: Vo gạo
- Đọc kỹ hướng dẫn trong bao bì, một số gạo đặc biệt nhà sản xuất khuyến cáo không cần vo vì trong thành phần gạo có thêm một số vitamin, sắt… vo gạo sẽ làm mất đi những khoáng chất này.
- Nếu không có ghi chú nào thêm bạn cần phải vo sạch gạo với nước, loại bỏ các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, bụi trấu, để đảm bảo an toàn và hợp vệ sinh.
- Cho nước vào nồi cơm đã có gạo, dùng tay nhẹ nhàng vo gạo rồi khuấy đều để cát bụi, vỏ trấu, sạn còn bám trên hạt gạo, chắc nước ra rồi chế nước sạch vào vo thêm 2 đến 3 lần nữa. Thường chúng ta sẽ vo 3 lần để gạo sạch hơn và vẫn giữ được lớp cám gạo bên ngoài. Có nhiều người hay vo gạo rất qua loa một cách nhanh chóng như vậy sẽ không giúp gạo sạch được hết chất bẩn còn sót.
Bước 4: Xác định tỷ lệ nước: gạo
Gạo khi đã được làm sạch thì chế nước vào và đo xem bao nhiêu nước là đủ bằng cách truyền thống dùng ngón tay trỏ cho vào nồi cơm, ngón tay chỉ vừa chạm gạo và không được cắm sâu xuống đáy nồi, nếu mức nước tới lóng tay đầu tiên là đủ, cơm sẽ không bị khô hay nhão. Hoặc cho cả bàn tay vào, nếu mức nước ngập qua tay là được. Chú ý chỉ nên đặt tay nhẹ nhàng trên bề mặt gạo thôi nha.
Tùy từng loại gạo mà bạn phải xác định lượng nước cho phù hợp. Bước này rất quan trọng quyết định tính chất của cơm.
Bước 5: Có thể ngâm gạo trước khi nấu cơm
Chắc hẳn khi nấu cơm sẽ có rất ít người ngâm gạo rồi mới bắt nấu, một phần vì không có nhiều thời gian và cũng chưa biết đến cách này.
Khi gạo đã vo xong, chế nước thì ngâm gạo khoảng 15 phút rồi hẵng bắt lên nấu. Như vậy cơm sẽ ngon hơn, dẻo và mềm hơn.
Bước này không bắt buộc, nhưng vài người ngâm gạo để giảm bớt thời gian nấu. Ngâm gạo cũng có thể khiến cơm dẻo hơn. Hãy dùng lượng nước đã đo được từ trước để ngâm gạo ở nhiệt độ phòng, rồi lại dùng chính nước ngâm gạo đó để nấu cơm.
Bước 6: Cho thêm gia vị (tùy chọn)
Nên cho gia vị vào nước trước khi bạn bắt đầu nấu cơm, như vậy, gạo mới hấp thu được gia vị trong quá trình nấu. Nhiều người thích cho thêm chút muối để thêm đậm đà. Các lựa chọn phổ biến khác là bơ hoặc dầu ăn. Nếu bạn định nấu cơm kiểu Ấn, có thể cho thêm chút hạt bạch đậu khấu hay lá quế.
Bước 7: Nấu cơm đúng chuẩn
- Nếu nồi cơm của bạn có nồi nấu tháo rời được, hãy đặt nồi đã có gạo và nước trở lại nồi cơm điện. Đóng nắp nồi cơm, cắm điện và bật công tắc. Khi cơm chín, công tắc sẽ kêu tạch một tiếng, giống tiếng của máy nướng bánh mì. Ở hầu hết nồi cơm, cơm sẽ được giữ ấm cho đến khi bạn ngắt điện.
- Đừng mở nắp nồi để kiểm tra cơm. Quá trình nấu cơm phụ thuộc vào việc hơi nước hình thành bên trong nồi, nên khi mở nắp sẽ khiến hơi bay mất và làm cơm không chín.
- Nồi cơm tự động ngắt điện nếu nhiệt độ bên trong nồi vượt quá nhiệt độ sôi của nước (100 độ C tại mực nước biển), nhưng điều này sẽ không xảy ra cho đến khi tất cả lượng nước đã bay hơi.
Bước 8: Ủ cơm
Sau khi nấu xong, nồi chuyển sang chế độ giữ ấm, lúc này bạn có thể rút điện ra và để yên không mở nắp trong vòng 10-15 phút, giúp cơm khô bề mặt, chín đều và hạt cơm không bị dính vào thân nồi.
Kết thúc quá trình nấu, mở nắp, xới đều cơm bằng muỗng xới hay đũa và thưởng thức.
Với những bước rất đơn giản này, hy vọng bạn đã bỏ túi được cho mình cách nấu cơm đúng chuẩn để lúc nào cũng mang lại bữa ngon cho gia đình mình nhé! Hãy tìm đọc nhiều bài viết bổ ích khác trên mangdoisong.com ngay và luôn nhé! Chúc các bạn thực hiện thành công!