Bên cạnh không gian sống xanh với không khí trong lành, cây xanh còn giúp gia chủ mệnh Thủy cảm thấy thư giãn và mang lại nguồn cảm hứng trong công việc lẫn cuộc sống. Tuy nhiên, việc chọn loại cây như thế nào để phù hợp với phong thủy vẫn là câu hỏi mà nhiều gia chủ đang thắc mắc. Vây Mệnh Thủy hợp cây gì ? Đáp án của điều này vô cùng đơn giản, các bạn sẽ có câu trả lời ngay sau khi tham khảo bài viết ngay sau đây.
1. Đặc điểm chung của người mệnh Thủy
- Người mệnh Thủy có ngày sinh rơi vào các năm Bính Tý (1936,1996), Quý Tỵ (1953,2013), Nhâm Tuất (1982), Đinh Sửu (1937,1997), Bính Ngọ (1966), Quý Hợi (1983), Giáp Thân (1944,2004), Đinh Mùi (1967), Ất Dậu (1945, 2005), Giáp Dần (1974), Nhâm Thìn (1952,2012), Ất Mão (1975)…
- Theo ngũ hành phong thủy, mệnh Thủy là đại diện cho nước, là nguồn sống của vạn vật. Chính vì thế, những loại cây phù hợp với gia chủ mệnh Thủy thường có màu xanh dương (màu bản mệnh) và màu trắng, ghi, xám (màu tương sinh) hoặc được trồng thủy sinh trong chậu.
- Việc lựa chọn cây cho mệnh Thủy cũng cần lưu ý đến những đặc tính đặc trưng như ưa nước ưa sáng để đặt ở những vị trí thích hợp nhằm gia tăng thêm điềm lành trong phong thủy.
2. Mệnh thủy hợp cây gì?
2.1 Cây Kim Tiền
Đặc tính: Cây Kim Tiền hay người ta còn gọi là cây Kim Phát Tài là loại cây dễ chùm, sống lâu năm, xanh tốt quanh năm. Thân cây to khỏe, mọng nước, phình to ở dưới gốc cây. Chính vì đặc điểm phát triển mạnh và cây nhìn rất màu mỡ, nên người ta tin rằng những ai sở hữu loại cây phong thủy này sẽ có được sự thịnh vượng, may mắn và tiền tài. Do đó cây Kim Tiền luôn là lựa chọn số một cho các phòng khách, văn phòng công sở, khách sạn, hoặc dùng làm quà tặng trong những dịp mừng lễ, tết, thăng chức, khai trương…
Cách chăm sóc: Cây Kim Tiền rất dễ chăm sóc, sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện thiếu ánh sáng trong nhà và văn phòng. Cây không ưa nước, tưới 7 – 10 ngày/ lần, đất trồng cần thoáng, thoát nước tốt giúp cây phát triển tốt.
2.2 Cây Lưỡi Hổ
Đặc tính: Cây Lưỡi Hổ được coi là ông vua trong dòng cây lọc không khí. Cây dễ trồng, dễ chăm sóc, gần như trồng ở đâu, trong hoàn cảnh thiếu sáng hay thiếu nước thế nào, cây vẫn phát triển được. Đặc biệt vào ban đêm, cây cũng giúp hấp thụ khí cacbonic và “nhả” khí oxy. Ngoài ra, bạn cũng nên đặt cây này trong phòng có nhiều máy in, máy tính vì cây có khả năng khử được từ tính phát ra từ các thiết bị điện tử trên.
Cách chăm sóc: Cây không ưa nước, tưới 7 – 10 ngày/lần và không cần tưới nhiều. Thi thoảng 1 – 2 tuần để cây ra ngoài ánh sáng để cây có thể quang hợp tự nhiên.
2.3 Cây Lan Ý
Đặc tính: Cây Lan Ý hay còn gọi là huệ hòa bình được biết đến với khả năng loại bỏ các chất độc hại như benzen, formaldehyde, xylen, toluen và trichloroethylene tuyệt vời trong không khí. Đây là dòng cây cảnh văn phòng có thể trồng thuỷ sinh hoặc đất tuỳ theo ý thích của bạn. Ngoài ra cây còn ra hoa màu trắng rất đẹp thích hợp để trang trí phòng khách, phòng làm việc hoặc bàn ăn.
Cách chăm sóc: Cây ưa nước, tưới 2 – 3 ngày/lần. Thi thoảng 1 – 2 tuần để cây ra ngoài ánh sáng để cây có thể quang hợp tự nhiên. Nếu trồng thuỷ sinh bạn chỉ cần 2 tuần thay nước 1 lần và nhỏ từ 5 – 6 giọt dung dịch thuỷ sinh cho cây phát triển tốt.
2.4 Cây Cung Điện Vàng (Cây Ngọc Ngân)
Đặc tính: Cây Ngọc Ngân có tên khoa học Dieffenbachia Picta, thuộc họ thực vật Araceae (Ráy) hay còn có tên gọi khác là cây Valentine. Cây Ngọc Ngân có lá màu xanh đốm trắng khá nổi bật. Vì tính tương phản giữa màu xanh thẫm của lá và màu trắng phần giữa lá khiến người xem bị thu hút và thích thú ngay từ cái nhìn đầu tiên. Cây phù hợp để là cây cảnh nội thất, trang trí quán cà phê, văn phòng…
Cách chăm sóc: Cây Ngọc Ngân ưa nước, tưới 2 – 3 ngày/lần. Thi thoảng 1 – 2 tuần để cây ra ngoài ánh sáng để cây có thể quang hợp tự nhiên. Nếu trồng thuỷ sinh bạn chỉ cần 2 tuần thay nước 1 lần và nhỏ từ 5 – 6 giọt dung dịch thuỷ sinh cho cây phát triển tốt (lưu ý khi trồng thuỷ sinh chỉ đổ nước ngập 1/3 rễ để cây phát triển tốt tránh bị úng)
2.5 Cây Lan Chi (Cây Dây Nhện)
Đặc tính: Cây Lan Chi hay còn gọi là Cây Dây Nhện là một lựa chọn tuyệt vời để thanh lọc không khí trong nhà. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nó giúp loại bỏ benzen, formaldehyde, CO và xylene từ không khí trong nhà. Về hình thức, cây dễ trồng đẹp mắt và hoàn toàn vô hại đối với trẻ em và động vật
Cách chăm sóc: Cây ưa nước, tưới 2 – 3 ngày/lần. Thi thoảng 1 – 2 tuần để cây ra ngoài ánh sáng giúp cây có thể quang hợp tự nhiên. Nếu trồng thuỷ sinh bạn chỉ cần 2 tuần thay nước 1 lần và nhỏ từ 5 – 6 giọt dung dịch thuỷ sinh cho cây phát triển tốt (lưu ý khi trồng thuỷ sinh chỉ đổ nước ngập 1/3 rễ để cây phát triển tốt tránh bị úng)
2.6 Cây Tùng Bồng Lai
Đặc tính: Cây Tùng Bồng Lai là giống cây bản địa của vùng California, Mỹ. Cây có sức sống khá mãnh liệt nên nó dễ dàng thích nghi với điều kiện khí hậu ở Việt Nam. Cây Tùng Bồng Lai trong phong thủy có ý nghĩa mang nhiều sức khỏe, tài lộc, thịnh vượng, giữ tiền và giữ của cho người sở hữu. Đặc biệt với người tuổi Thân, có được cây này như có quý nhân phù trợ, làm ăn phát tài…
Cách chăm sóc: Cây Tùng Bồng Lai ưa nước trung bình. Có thể trồng trong nhà mà không cần nhiều ánh sáng, tưới nước 3 – 4 ngày/lần. Thi thoảng 1 – 2 tuần để cây ra ngoài ánh sáng để cây có thể quang hợp tự nhiên.
2.7 Cây Thủy Tùng
Đặc tính: Trong các loại cây để bàn thì Thủy Tùng là loại cây được chọn nhiều nhất trong năm nay. Cây đẹp không chỉ bởi cái tên mà còn đẹp vì ý nghĩa của chúng gửi đến cho người sở hữu. Màu xanh biếc tràn đầy sức sống của cây đem đến cho không gian thêm tươi mát. Chúng là cây bụi nhỏ có thân mảnh, hiện nay được trồng nhiều tại Việt Nam, và được xếp vào loại cây cảnh đẹp. Cây có thể trang trí để bàn, làm quà tặng khách hàng hoặc người thân trong các dịp lễ đặc biệt…
Cách chăm sóc: Cây Thủy Tùng rất ưa ẩm, tưới 2 – 3 ngày/lần (nếu trời nắng nóng thì bạn có thể tưới hàng ngày). Thi thoảng 1 – 2 tuần để cây ra ngoài ánh sáng để cây có thể quang hợp tự nhiên. Nếu trồng thuỷ sinh bạn chỉ cần 2 tuần thay nước 1 lần và nhỏ từ 5 – 6 giọt dung dịch thuỷ sinh cho cây phát triển tốt (lưu ý khi trồng thuỷ sinh chỉ đổ nước ngập 1/3 rễ để cây phát triển tốt tránh bị úng).
2.8 Cây Tùng La Hán (Vạn Niên Tùng)
Đặc tính: Cây Tùng La Hán còn gọi là Vạn Niên Tùng là loài cây ưa ẩm, sinh trưởng không cần nhiều ánh sáng. Tùng La Hán có nguồn gốc từ Nhật Bản, theo quan niệm của người Nhật, Tùng La Hán là loại cây có linh khí, sống ngàn năm tuổi, cản gió độc, trừ tà.
Cách chăm sóc: Tùng La Hán ưa nước, có thể trồng thuỷ sinh, chúng ta tưới 2 – 3 ngày/lần. Thi thoảng 1 – 2 tuần để cây ra ngoài ánh sáng để cây có thể quang hợp tự nhiên. Nếu trồng thuỷ sinh bạn chỉ cần 2 tuần thay nước 1 lần và nhỏ từ 5 – 6 giọt dung dịch thuỷ sinh cho cây phát triển tốt.
2.9 Cây Bạch Mã Hoàng Tử
Mệnh Thủy trồng cây Bạch Mã Hoàng Tử là lựa chọn khá thích hợp. Bởi cây có thân màu trắng, lá tán rộng màu xanh nước xen lẫn xanh thẫm, gân lá màu trắng. Cây mang dáng vẻ trang nhã, sang trọng, giúp không gian căn phòng như được trang điểm vẻ đẹp quyền uy. Trong phong thủy, cây này giúp sự nghiệp người trồng thăng tiến nhanh hơn, công việc mau mắn, hanh thông. Đây là cây cảnh nội thất thích hợp dành cho những người mong muốn làm sếp, lãnh đạo như quản lý, trưởng phòng, giám đốc,…
2.10 Cây phát tài phát lộc
Thêm một gợi ý khác cho những ai đang băn về việc lựa chọn người mệnh thủy hợp cây gì mang đến nhiều tài lộc đó chính là loài cây gọi phát tài phát lộc cùng tên, cây thích hợp để trang trí bàn làm việc như một món đồ lưu niệm nhỏ xinh với tính thẩm mỹ cao. Đặc trưng của hình dáng cây là có phần lá tập trung ở đỉnh của thân cùng với hình dạng của lá tỏa tròn đều dần về phía trên. Cây phát tài phát lộc cũng được xem là lựa chọn phù hợp cho những ai muốn biết người mệnh thủy nên trồng cây gì.
Bạn đã lựa chọn được câu trả lời phù hợp cho câu hỏi mệnh thủy hợp cây gì chưa? Hy vọng qua bài viết bạn có thể lựa chọn được những loại cây phong thủy theo mệnh phù hợp với bản thân mình. Hẹn gặp lại các bạn trong những bản tin tiếp theo.