Cây ngũ gia bì? Ý nghĩa phong thủy bạn cần biết

0

Trồng cây cảnh không chỉ có tác dụng làm đẹp mà nhiều người còn quan tâm đến tác dụng của loại cây đó. Một trong những cây cảnh được nhiều người quan tâm hiện nay đó là Cây Ngũ Gia Bì. Vậy Cây Ngũ Gia Bì có tác dụng gì trong nhà cũng như với sức khỏe. Cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này trong bài viết sau đây.

cay-ngu-gia-bi-1

1. Cây ngũ gia bì là gì?

Ngũ gia bì có tên khoa học là Schefflera heptaphylla, ở nước ta cây còn được gọi là xuyên gia bì, thích gia bì hay ngũ gia bì gai. Sở dĩ cây có tên như vậy là vì lá có 5 lá chét to chụm vào với nhau, chỉ dùng vỏ rễ để làm thuốc.

Đây là loại cây mọc hoang ở nhiều tỉnh miền Bắc, nhiều nhất ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ,… Vào mùa hè hoặc mùa thu, người ta sẽ đào cây, bóc lấy phần vỏ rễ và bỏ phần gỗ đi. Sau đó, phơi khô vỏ rễ sắc uống.

Theo y học cổ truyền, ngũ gia bì có vị đắng chát, mùi thơm nhẹ, tính mát. Cây có tác dụng làm ra mồ hôi, giải biểu, mạnh gân cốt, trừ đau nhức xương khớp, chống suy nhược thần kinh, giảm đau,… Dùng lá cây nấu canh ăn giúp tiêu hóa rất tốt. Rượu ngâm ngũ gia bì có khả năng tăng lực, trừ phong thấp.

Ngoài công dụng chữa bệnh, trong đời sống cây ngũ gia bì được dùng để xua đuổi muỗi quanh nhà, bảo vệ sức khỏe.

cay-ngu-gia-bi-2

2. Đặc điểm của cây ngũ gia bì

  • Cây nhỏ, chỉ cao chừng 2 – 3 mét và thân rất nhiều gai.
  • Lá cây mọc so le, kép chân vịt có từ 3 – 5 lá. Phiến lá chép hơi thuôn dài hình bầu dục, đầu nhọn mỏng, ở phía cuống nhót lại, mép lá có răng cưa to, cuống dài từ 4 – 7 cm.
  • Hoa của giống cây này mọc khác gốc, hình thành tán ở đầu cành. Hoa nhỏ, màu vàng hay xanh, thường nở nhiều vào mùa hạ.
  • Quả ngũ gia bình hình cầu, mọng nước, đường kính chỉ chừng 2.5mm. Khi chín, quả có màu đen, chứa từ 6 – 8 hạt.

3. Ý nghĩa phong thủy của cây ngũ gia bì

  • Cây ngũ gia bì mang ý nghĩa khích lệ, động viên tinh thần. Đồng thời còn mang ý nghĩa hòa thuận, tăng tình đoàn kết giữa các thành viên trong gia đình.
  • Cây ngũ gia bì giúp tăng cường vượng khí, giúp cho con đường tài vận của gia chủ phát triển ổn định, củng cố tiền bạc và giữ vững tài sản. Từ đó gia chủ sẽ có được một cuộc sống thịnh vượng và hạnh phúc hơn.
  • Cây ngũ gia bì hợp tuổi Dần có mệnh Mộc nhất: những người tuổi này trồng cây sẽ có khả năng giúp tăng cường, giữ vững tài khí, vượng khí, tài lộc và sự may mắn.
  • Bên cạnh đó, trồng cây ngũ gia bì còn giúp gia chủ không bị tiêu hao tài lộc, tiền bạc sẽ luôn bền vững cùng với đó là sự nghiệp sẽ ổn định và luôn được thăng tiến.

cay-ngu-gia-bi-3

4. Cách trồng và chăm sóc cây ngũ gia bì

Cây ngũ gia bì dễ chăm sóc, cây luôn tươi tốt quanh năm. Đây là loại cây ưa sáng, có thể chịu được ánh nắng trực tiếp, song cây vẫn sống trong điều kiện ít sáng như trong nhà nên đây cũng là một loại cây cảnh rất được ưa chuộng.

– Ánh sáng

Như đã đề cập ở trên, đây là loại cây ưa sáng, tuy nhiên cũng nên tránh ánh sáng gay gắt vào buổi trưa hè nắng nóng. Để bảo vệ cây ngoài trời, nên tạo lưới che đen. Còn trồng cây trong nhà, có thể để cây ở cửa sổ, giếng trời, hay hàng tuần nên đưa cây ra ngoài hấp thụ nắng, giữ cho lá có màu xanh đẹp hơn.

– Nhiệt độ

Cây thích hợp với nền khí hậu nóng ẩm, chịu được hạn, có khả năng thích ứng với môi trường sống tốt. Khoảng nhiệt độ lý tưởng cho cây là từ 20 – 30 độ C. Vào mùa đồng, nhiệt độ dưới 5 độ C sẽ làm cây bị rụng lá.

– Nước

Không chỉ ưa sáng, ngũ gia bì cũng rất ưa nước. Nếu trồng cây ngoài trời, duy trì tưới mỗi ngày 1 lần, tùy theo lượng đất trồng và khả năng giữ nước của đất để tưới lượng phù hợp. Nếu trồng cây trong nhà, có thể tuần tưới 2 lần là đủ, độ ẩm giữ mức ¾ đất. Sau mỗi lần tưới nên để đất ẩm rồi khô lại ít thời gian mới tưới tiếp, tránh để đất ẩm lâu sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây thối cây.

– Đất trồng

Vốn là cây mọc hoang nên đất trồng ngoài vườn thông thường cũng giúp cây ngũ gia bì sinh trưởng tốt được. Nhưng nếu muốn tạo cho cây điều kiện sống hoàn hảo hơn, có thể trộn thêm xơ dừa, phân bò, tro để tạo độ thông thoát cho đất.

cay-ngu-gia-bi-4

5. Cách nhân giống cây ngũ gia bì

Hiện nay, phương pháp được dùng để nhân giống ngũ gia bì thông dụng nhất là giâm cành.

  • Chọn một cành cây hơi già một chút, có màu nâu rồi dùng dao hoặc kéo để cắt đi.
  • Sau đó, ngâm phần gốc của cành giâm vào trong nước có pha thêm chất kích mọc rễ.
  • Sau 20 – 30 phút thì mang cành cây ra ươm vào bầu đất trồng.

Những bầu đất ươm cành này nên đặt ở nơi râm mát, thông thoáng, trong 15 – 20 ngày cây sẽ mọc rễ mới. Từ những bụi nhỏ này, người trồng có thể ghép lại thành bụi cây lớn.

Muốn bụi cây lớn nhanh, phát triển mạnh, nên trồng cây thành luống ở những vùng đất thích hợp. Cây sẽ có năng suất cao, thu hoạch được nhiều.

cay-ngu-gia-bi-5

6. Ngũ gia bì có tác dụng gì?

6.1 Cây ngũ bì đuổi muỗi

Công dụng gia xua đuổi muỗi của cây đã được ghi nhận trong cuốn Dược điển Việt Nam. Thực tế, nhiều người dân sinh sống ở khu vực ẩm thấp thường rất hay trồng ngũ gia bì trong khuôn viên nhà mình để vừa làm cảnh, vừa trừ muỗi hiệu quả.

Theo nhiều nghiên cứu của Cục hàng không Mỹ, Ngũ gia bì có khả năng chống ô nhiễm, điều hòa khí hậu, loại bỏ được khí độc Formaldehyd. Các nhà khoa học đã thử trồng nhiều cây tại bậc cửa ra vào và nhận thấy có sự thay đổi rõ rệt. Trước kia, khi chưa đặt chậu ngũ gia bì, mỗi lần mở cửa ra sẽ thấy nhiều muỗi vây quanh người, nay muỗi đã không còn xuất hiện theo từng đàn nữa.

6.2 Cây ngũ gia bì để bàn phong thủy

Đây là loại thực vật rất dễ trồng, cây sinh trưởng phát triển xanh tốt quanh năm mà không tốn quá nhiều công chăm bón. Bởi vậy, có rất nhiều người thường bày biện chậu ngũ gia bì ở nhà, văn phòng giúp cho không gian trở nên thoáng đãng, tươi tắn, mang lại cảm giác thoải mái, thư thái cho chủ nhận.

Không những thế, Ngũ gia bì còn mang ý nghĩa lớn trong phong thủy, giúp chủ nhân ổn định tài vận, phát triển sự nghiệp và giữ được tài lộc.

Đặc biệt, trong ngũ hành, loại cây này còn rất hợp với người mệnh mộc. Vì vậy, nếu trồng một chậu trong nhà, người mệnh mộc sẽ giữ được tài khí và mang lại nhiều may mắn cho gia chủ.

Mỗi lá của ngũ gia bì tượng trưng cho 5 yếu tố trong ngũ hành tương sinh: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Bởi vậy, trong không gian nhà bạn nên đặt 1 chậu cây này để mang tới nhiều thuận lợi và gắn kết các thành viên với nhau.

cay-ngu-gia-bi-6

6.3 Ngũ gia bì chữa bệnh gì?

  • Trị bệnh xương khớp: Trong đông y, đây được coi là vị thuốc quan trong trong các bài thuốc chữa đau nhức xương khớp. Nó có tác dụng mạnh gân cường cốt, trừ thấp, đẩy lùi cơn đau nhức. Ngoài, cây ngũ gia bì còn có khả năng trị chứng cơ bắp yếu ở trên, kháng viêm, hạ sốt và giảm đau cực tốt. Giúp hỗ trợ điều trị các bệnh như viêm khớp, thoái hóa cột sống,…
  • Tác dụng an thần: Loại cây này có tác dụng điều tiết sự cân bằng giữa sự ức chế và hưng phấn của trung khu thần kinh. Tuy loại dược liệu này có tác dụng tạo hưng phấn nhưng lại không ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của bạn.
  • Chống suy nhược cơ thể: Tác dụng chống mệt mỏi, suy nhược cơ thể của ngũ gia bì được ví như nhân sâm. Sử dụng thường xuyên sẽ giúp người bệnh tăng cường thể lực, chống lão suy, điều tiết hồng cầu, giải độc, tăng cường sức chịu đựng trong môi trường thiếu oxy, nhiệt độ cao.
  • Nâng cao hệ miễn dịch:  Hoạt chất trong ngũ gia bì có khả năng thúc đẩy quá trình hình thành kháng thể, điều chỉnh miễn dịch, kháng tế bào ung thư và virus. Ngoài ra, nó còn có tác dụng kháng viêm rất tốt, giúp điều trị một số bệnh lý liên quan tới hô hấp như viêm phế quản, viêm họng, cầm ho, long đờm,…

Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ biết Cây Ngũ Gia Bì có tác dụng gì trong cuộc sống hàng ngày. Chắc chắn bạn sẽ thấy cuộc sống tươi mới, thoải mái hơn khi trong nhà trồng một chậu Cây Ngũ Gia Bì đó. Chúc bạn sớm tìm và mua được chậu ngũ gia bì ưng ý!

Share.