Ý nghĩa phong thủy của cây trầu bà thanh xuân bạn cần biết

0

Trầu bà thanh xuân được đánh giá là loại cây không khó trồng và chăm sóc, có lá và hình dáng tổng thể rất đẹp, rất thích hợp trồng trang trí trong nhà. Hãy cùng tìm hiểu xem đặc điểm sinh trưởng, ý nghĩa phong thủy và cách chăm sóc cây Trầu Bà Thanh Xuân như thế nào bạn nhé.

cay-trau-ba-thanh-xuan-1

1. Đặc điểm cây Trầu Bà Thanh Xuân

  • Cây Trầu Bà Thanh Xuân hay còn được gọi là Trầu Bà Lá Xẻ, Trầu Bà Tay Phật. Cây có tên tiếng Anh Leaf Philodendron. Danh pháp khoa học của cây là Philodendron bipinnatifidum hoặc Philodendron selloumSplit, thuộc họ Araceae (họ ráy).
  • Chiều cao trung bình của Trầu Bà Thanh Xuân từ 70cm đến 1,5m. Cây mọc thành bụi nhỏ, thân thảo mảnh khảnh, phân nhiều nhánh, màu xanh sẫm. Lá cây to bản, xanh bóng. Lá xẻ thùy sâu tựa chân vịt, bẹ lá lớn ôm thân. Hoa của cây dạng mo nhỏ, trên cuống chung, mập.

2. Ý nghĩa phong thủy của cây trầu bà thanh xuân

  • Trầu Bà Thanh Xuân giữ lại vượng khí cho căn nhà, mang đến sự tươi mới, trẻ trung cho không gian, thêm sống động và mát mẻ. Mang lại sự thanh tịnh, may mắn và bình an cho gia chủ.
  • Giúp thanh lọc được các loại khí độc do các vật dụng thải ra như máy in, tủ lạnh, máy tính.
  • Cây Trầu Bà Thanh Xuân trong thực nghiệm đã được chứng minh có thể làm giảm mức ô nhiễm ozone trong không gian nhỏ. Lá cây Trầu Bà Thanh Xuân có hương thơm đặc trưng rất tốt trong những môi trường nhỏ, không khí ít lưu thông.
  • Hút các loại khí độc từ khói thuốc lá, xăng xe (đấy là benzen), Trầu Bà Thanh Xuân còn có khả năng hút các loại chất khí độc ether và khí formaldehyde… Các nhà khoa học khuyên nên trồng 2 cây/ 10m2 để lọc không khí tốt nhất cho căn phòng.
  • Lựa chọn cây Trầu Bà Thanh Xuân hợp tuổi sẽ giúp gia chủ và cả gia đình vừa sống hài hòa với cây xanh – vừa đem lại được nhiều may mắn. Khi chọn cây hợp tuổi, cây sẽ bổ trợ vận khí cho bạn, giúp phát huy tài lộc, phú quý.

cay-trau-ba-thanh-xuan-2

3. Công dụng cây Trầu Bà Thanh Xuân

  • Cây Trầu Bà Thanh Xuân xanh tốt quanh năm nên thường được trồng làm cây cảnh trang trí nội thất, đặt nơi sảnh, hành lang, trước cửa văn phòng, khách sạn,… Thiết kế cây làm một phần của tiểu cảnh sân vườn cũng là lựa chọn sáng tạo.
  • Màu xanh tươi sáng giúp không gian nơi trồng trở nên tươi mát, đem lại cảm giác thư giãn, giải tỏa căng thẳng rất hiệu quả. Ngắm nhìn chậu Trầu Bà Thanh Xuân khá dịu mắt, và thú vị. Hình dạng lá đẹp, là vật trang trí sinh động cho không gian căn phòng.
  • Nhiều tài liệu chỉ ra rằng cây có tác dụng lọc khí rất tốt, giảm thiểu sự ô nhiễm ozon cho môi trường xung quanh. Với khả năng hấp thụ mạnh các tia bức xạ từ các thiết bị điện tử, các loại khí độc dễ bay hơi, chất gây ung thư cho con người như benzen, formaldehydes… Trầu Bà Thanh Xuân sẽ rất hữu ích cho bạn.
  • Công dụng của Trầu Bà Thanh Xuân trong đời sống còn thể hiện qua việc cây được dùng làm quà tặng vào dịp khai trương, khánh thành, tân gia hoặc mừng năm mới. Đây là món quà đầy ý nghĩa, với lời cầu chúc may mắn cho người nhận.

cay-trau-ba-thanh-xuan-3

4. Cách trồng và chăm sóc cây Trầu Bà Thanh Xuân

4.1 Nhân giống

  • Người trồng có thể nhân giống cây Trầu Bà Thanh Xuân bằng phương pháp giâm cành và tách bụi. Cành giâm nên chọn cành khỏe, không sâu bệnh, lá màu đậm. Bạn nên dùng dao cắt từ phía dưới rễ lên, giâm vào đất dinh dưỡng cho trộn sẵn phân hữu cơ. Sau đó, sử dụng thêm chất kích thích ra rễ chuyên dùng cho giâm, chiết cành.
  • Tuy nhiên, để rút ngắn thời gian nhân giống, người ta thường chọn tách bụi khi cây phát triển quá rậm. Nhẹ nhàng tách cả thân cây và rễ ra thành nhiều phần nhỏ. Tiếp theo, đặt cây vào giữa chậu, lấp đất sao cho phủ kín toàn bộ rễ, ém đất vừa phải cho cây đứng thẳng nhưng không quá chặt. Tưới nước giữ ẩm cho cây.

4.2 Đất trồng

  • Trầu Bà Thanh Xuân thích hợp trồng trong đất nhiều chất dinh dưỡng, tơi xốp, thoáng khí, thoát nước tốt. Bạn có thể trộn thêm vào đất thịt một ít tro trấu, xơ dừa, mùn cưa và phân bón hữu cơ để tạo thành hỗn hợp hoàn hảo trồng cây.
  • Cây trồng trong chậu cần thay đất mới sau 6 tháng đến 1 năm (tùy vào kích thước của cây). Thay đất sẽ giúp tái tạo rễ mới, cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây phát triển bình thường và giúp phòng ngừa nấm sâu trong đất. Lưu ý phải chọn chậu có lỗ thoát nước ở đáy để tránh ngập úng nước, gây thối rễ chết cây.
  • Nếu cây trồng ngoài vườn thì nên thường xuyên bổ sung phân hữu cơ để tạo độ xốp mùn và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây sinh trưởng tốt hơn.

4.3 Nước

  • Nhu cầu nước của cây Trầu Bà Thanh Xuân không cao. Nếu trời quá nắng, bạn nên thường xuyên phun sương cho cây. Trung bình mỗi tuần tưới 2 lần cho cây trồng chậu với lượng nước vừa phải. Cây trồng ngoài vườn cần tưới mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn.
  • Lưu ý, tuyệt đối tránh tưới nước cho cây vào trưa nắng gắt hoặc vừa tưới nước xong thì mang cây phơi nắng, sẽ khiến cây dễ úng chết. Đồng thời, không nên sử dụng nước quá lạnh hoặc nước quá nóng để tưới cho cây.
  • Vào mùa đông hoặc khi trời mưa nhiều, nên hạn chế số lần tưới cũng như lượng nước tưới. Đợi khi nào đất trong chậu quanh gốc thật khô thì mới bổ sung nước cho cây.

4.4 Ánh sáng

Cây Trầu Bà Thanh Xuân ưa ánh sáng nhẹ, thích bóng râm. Do đó, chúng ta có thể trồng cây trong nhà mà cây vẫn sống tốt. Chỉ cần bật đèn huỳnh quang cho cây hoặc thỉnh thoảng mang cây phơi nắng nhẹ là được. Bạn cũng có thể đặt chậu cây ở gần cửa sổ, ban công hoặc nơi có nắng được che rèm.

4.5 Phòng bệnh

  • Trầu Bà Thanh Xuân là cây cảnh ít sâu bệnh, có sức sống cao. Tuy nhiên, người trồng khi chăm cây cũng cần ngừa bệnh. Phải đảm bảo cây thông thoáng bằng cách cắt tỉa cành lá úa, nhặt bỏ lá héo rụng. Đồng thời, hãy thường xuyên lau sạch lá bằng vải sạch và nước muối để cây bớt bám bụi, bám sâu rầy gây bệnh.
  • Trong môi trường đất quá ẩm ướt hoặc ngập úng cây có thể gặp phải bệnh thối thân do nấm. Bệnh thường xuất hiện vào mùa đông, với độ ẩm cao và nhiệt độ thấp. Cách giải quyết là giảm nước tưới, tăng nhiệt độ phòng và phun thuốc ngừa nấm.
  • Vào mùa đông, nếu thời tiết quá lạnh hoặc có mù sương muối, người trồng nên dùng rơm rạ tủ quanh gốc để giữ ấm cho cây được phát triển tốt hơn, đỡ mắc sâu bệnh.

4.6 Phân bón

Khoảng 1 tháng sau khi tách bụi hoặc thay đất cho cây, rễ cây bắt đầu ổn định thì bạn nên dùng phân hữu cơ pha loãng tưới quanh gốc cho cây. Sau đó, cây nên được bón phân NPK 20-20-15 trung bình 6 tháng một lần. Ngoài ra, có thể thường xuyên bổ sung phân chuồng hoại mục cho Trầu Bà Thanh Xuân.

Hãy nhanh tay đến mang cây Trầu Bà Thanh Xuân – mang phú quý tài lộc và sự trong lành, khỏe mạnh về nhà bạn nhé! Đừng quên theo dõi website để tìm đọc thêm nhiều bài viết bổ ích khác nhé!

Share.