Cây trúc nhật? Những điều bạn cần biết về phong thủy

0

Với dáng ngoài mảnh mai, thanh nhã nhưng toát lên vẻ sang trọng, Cây Trúc Nhật rất được ưa chuộng trồng làm cây trang trí nội thất văn phòng, nhà cửa, nhà hàng…Bài viết cung cấp thông tin về Cây Trúc Nhật và ý nghĩa phong thủy để bạn tham khảo khi trồng cây này. Chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều đó. Cùng tham khảo nhé!

cay-truc-nhat-1

1. Đặc điểm cây trúc nhật

  • Cây Trúc Nhật hay còn có tên gọi khác là Cây Trúc Đốm, Cây Phất Dụ Trúc Thiết Quan Âm. Cây Trúc Nhật có nguồn gốc từ Châu Phi với tên khoa học là Dracaena surculosa punctulata “Sierra Leone”. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, Cây Trúc Nhật nghe tưởng chừng như có liên quan đến tre trúc như không, đây là giống cây thuộc chi huyết giác và có quan hệ họ hàng với chi Huyết Dụ.
  • Là cây mọc bụi, thích hợp khi được trồng trong chậu. Có nhiều nhánh nhỏ mọc ra từ thân cây chính, lá mọc vòng hình thuôn dài và có màu xanh bóng. Hoa thường nở thành cụm dài và khi kết trái sẽ có quả màu đỏ hoặc màu vàng khá bắt mắt. Cây có chiều cao trung bình khoảng 50-100cm.
  • Hoa nhỏ, màu trắng tinh khiết, tạo cho người nhìn cảm giác an yên, nhẹ nhàng. Những cánh hoa chụm lại ở đỉnh tạo thành cụm hoa dạng chùm dài, cuống chung vươn ra.
  • Cây Trúc Nhật là loại cây chịu bóng, thích nghi trong những môi trường có độ ẩm tương đối. Tốc độ sinh trưởng của cây ở mức trung bình và rất dễ sống. Tuy nhiên, người trồng cây cần nắm vững phương pháp trồng cũng như chăm sóc để cây được phát triển tốt hơn.

cay-truc-nhat-2

2. Ý nghĩa phong thủy cây trúc nhật

Loài cây này có sức sống vô cùng mãnh liệt, khả năng chịu khô hạn tốt, đặc biệt là trong mùa hè hay bất kỳ điều kiện như thế nào, trúc vẫn xanh tốt quanh năm như tượng trưng cho sức sống kiên cường của con người, dám đương đầu với khó khăn, thử thách hay thất bại.

Cây Trúc Nhật là loại thân tre có mắc gai, là đại diện cho mùa hè nằm trong bộ tứ Tùng – Cúc – Trúc – Mai. Thân cây  mảnh mai, thanh nhã nhưng là biểu tượng cho người quân tử bản lĩnh, ngay thẳng nhưng khi cần vẫn mềm mại, linh hoạt. Thường thì người ta sẽ trồng cây trong các chậu sứ tráng men màu trắng, đen hoặc xanh nhạt nhằm tôn vẻ đẹp của cây; hay cũng là cách để khẳng định rằng người quân tử là những kẻ có cuộc sống rất thanh cao, quý giá.

cay-truc-nhat-3

3. Cách trồng và chăm sóc cây trúc nhật

3.1 Nhân giống cây trúc nhật

Đối với cây trúc Nhật, việc nhân giống thường được sử dụng theo phương pháp nhân giống vô tính và thường có 2 cách cơ bản:

  • Nhân giống bằng cách tách bụi từ cây mẹ.
  • Nhân giống bằng phương pháp giâm cành.

3.2 Cách trồng cây trúc nhật

Tách bụi
  • Chuẩn bị đất trồng thoát nước tốt giàu chất dinh dưỡng, chuẩn bị sẵn hỗn hợp trong chậu, đất có thể trộn thêm trấu, phân hữu cơ, mùn, xơ dừa tỷ lệ 1:1:1 :
  • Chọn cây mẹ tốt khỏe mạnh, xác định bụi cần tách. Đào tách cây con bằng cách đào cây mẹ, loại bỏ hết đất, sau đấy tiến hành cắt rời cây con rồi đem trồng vào chậu đã chuẩn bị trên.  Cod 2 cách trồng, 1 là trồng vào đất, 2 là trồng vào nước dạng thủy canh.
  • Khi đặt vào chậu chúng ta lấp đất nhẹ lên bề mặt và nén chặt, tưới lượng nước vừa đủ.
Giâm cành
  • Đầu tiên chúng ta cũng chọn cành khỏe mạnh, cành bánh tẻ, không non quá và cũng không già quá. Cắt khu vực cành có khoảng 2 cặp lá, loại bỏ các tàn dư gần gốc cắt, sau đó để nơi thoáng mát. Chuẩn bị hỗn hợp để giâm cành, hỗn hợp gồm ít đất, tro trấu, xơ dừa tỷ lệ 1: 1 trộn lẫn với nhau và cho vào bầu hoặc khay bầu. Cắm cành giâm vào hỗn hợp vừa chuẩn bị ở trên. Sau đó đặt nơi thoáng mát và tưới nước vừa đủ. Trước khi giâm cành xuống chúng ta có thể ngâm vào dung dịch kích thích ra rễ.
  • Khoảng 1 tháng rễ sẽ bắt đầu mọc nhiều, để cây cứng cáp chugs ta có thể để 45 ngày sau đấy mới bứng ra khỏi bầu để đem trồng ra chậu riêng. Khi trồng chúng ta nên bỏ vỏ nilong của bầu rồi đặt cây vào chậu đã có đất sẵn. Vun đất và tưới thêm tước lượng vừa đủ.

cay-truc-nhat-4

3.3 Cách chăm sóc cây trúc nhật

  • Nước: Cây không yêu cầu quá nhiều nước, tuy nhiên chúng ta phải tưới thường xuyên và điều độ, tránh để tình trạng cây quá khô, hoặc tưới cây quá đẫm nước . Có thể tưới 3 đến 4 ngày 1 lần, thời điểm tưới tốt nhất là vào buổi sáng hoặc chiều tối .
  • Ánh sáng: Cây ưa sáng, chịu được bóng nhưng không ở thời gian dài, vì thế nếu đê cây ở các vị trí thiếu ánh sáng như trong nhà, thì chúng ta nên thực hiện công tác phơi nắng cho cây, tốt nhất là nên phơi nắng 3 lần, hoặc 2 lần /1 tuần, thời điểm phơi nắng tốt nhất là vào buổi sáng, tránh tình trạng phơi cây ở giữa trưa nhiệt độ 35 đến 40 độ C. Cây dễ bị mất nước và héo nhanh.
  • Nhiệt độ: Nhiệt độc thích hợp để cây sinh trưởng phát triển tốt là từ 23 đến 28 độ C.
  • Đất : Cây trúc nhật thích hợp trồng ở đất có độ thoát  nước tốt, tơi xốp, đủ chất dinh dưỡng và độ ẩm vừa phải.
  • Phân bón: Cây trúc nhật không yêu cầu khắt khe về phân bón tuy nhiên để cây sinh trưởng xanh tốt, lá và thân mượt thì chúng ta có thể sử dụng bón thêm phân hữu cơ, phân bón lá liều lượng 2 đến 3 tuần 1 lần, luân phiên nhau.

Trên đây là vài chia sẻ của chúng tôi dành cho các bạn về cây trúc nhật. Vậy nếu bạn đang mong muốn tìm và chọn cho mình cây cảnh phong thủy làm đẹp cho không gian thì hãy nhanh tay lựa chọn cho mình một chậu cây ưng ý nhất.

Share.