Cây Vạn Niên Thanh là cây cảnh được yêu thích nhờ khả năng lọc không khí tốt và mang lại nhiều may mắn cho gia đình. Bên cạnh đó cây còn có nhiều lợi ích khác như dùng làm cây thuốc, cây phong thủy cho gia đình. Cùng khám phá những điều thú vị về cây Vạn Niên Thanh trong bài viết này nhé!
1. Đặc điểm của cây Vạn Niên Thanh
Cây Vạn Niên Thanh có lá rất bắt mắt với màu trắng gần thân lá nổi bật trên nền xanh của lá, lá mềm xanh quanh năm, cây có rễ chùm nên rất dễ sống và phát triển, thân cây sống lâu năm cứng và có vòng xung quanh mỗi vòng là một bẹ lá đã rụng, cây có hoa màu trắng nhưng thường ít thấy vì trong điều kiện mát ít khi cây ra hoa.
Vạn Niên Thanh thuộc loại cây thân thảo, có rễ chùm ngắn, mập. Lá cây đặc biệt với màu trắng gần gân lá nổi bật trên nền xanh của lá. Lá mềm, xanh quanh năm, khi bẹ lá rụng để lại một vòng xung quanh thân cây. Cây sống lâu năm thân khá cúng và xuất hiện nhiều vòng. Cây trồng văn phòng thường có chiều cao từ 40-100 cm. Cây để bàn có chiều cao khoảng 15-35 cm.
2. Ý nghĩa phong thủy của cây Vạn Niên Thanh
Vạn Niên Thanh cũng là một trong những cây cảnh mang lại ý nghĩa phong thủy tốt nhất. Không chỉ đem lại nhiều tác dụng hữu ích cây còn mang lại một ý nghĩa to lớn về mặt phong thủy. Trồng cây Vạn Niên Thanh giúp mang lại may mắn, thịnh vượng, tài lộc và may mắn cho gia chủ. Sở hữu một chậu Vạn Niên Thanh còn giúp gia đình êm ấm, hạnh phúc.
Đây là loại cây yêu thích được gởi tặng trong những dịp lễ lớn như mừng tân gia, khai trương, khánh thành, năm mới,… như một lời cầu chúc may mắn.
Vạn Niên Thanh đặt trong phòng làm việc vừa lọc không khí, lại hóa giải các luồng sát khí, đặc biệt là kích hoạt, thúc đẩy sao Tứ lục chủ về thi cử sẽ mang đến nhiều may mắn, thịnh vượng và cát tường.
3. Cách chăm sóc cây Vạn Niên Thanh
3.1 Nước
Cây có khả năng tích nước ở thân lá, nên vấn đề về nước cũng không quá quan trọng với cây Vạn Niên Thanh nhất là để trong nhà và văn phòng thì khả năng mất nước cũng không quá nhiều. Tốt nhất là bạn có thể tưới nước 2 lần/ tuần mỗi lần đủ ẩm 1/2 đất, nếu bận công tác hay đi xa thì để cây nơi mát ít bị mất nước thì cả tháng cũng không cần tưới nước cây vẫn có thể sống.
3.2 Ánh sáng
Nên để cây ở nơi ánh sáng có thể chiếu tới vào buổi sáng, chiều tối như vậy màu lá sẽ đậm nhìn sẽ đẹp hơn, tránh ánh nắng gắt mùa hè buổi trưa sẽ khiến cây bị cháy lá.
3.3 Đất
Cây có rễ rất khỏe và phát triển nhanh có thể sống được ở đất thịt rắn chắc, nhưng tốt nhất là nên chọn loại đất mùn có nhiều dưỡng chất lại mềm như vậy bộ rễ của cây sẽ phát triển nhanh giúp cây luôn khỏe mạnh, có thể mua đất trồng ở tiệm hoặc lấy đất thịt trộn với tro, chấu, sơ dừa để tạo mùn và độ thoáng khí cho đất.
3.4 Nhân giống
Cây có thể nhân giống bằng cách tách nhánh hoặc giâm cành.
Như vậy, bạn đã biết thêm kiến thức về loài cây vạn niên thanh được trồng trong nhà mình chưa? Ngoài ý nghĩa về phong thủy trong gia đình và nhà ở. Vạn niên thanh còn được coi là cây thuốc quý điều trị nhiều căn bệnh. Bởi vậy, bạn nên trồng loài cây này trong gia đình mình để sử dụng bất cứ khi nào nhé. Chúc bạn lựa chọn cho mình loài cây như ý.