Cây xương rồng? Ý nghĩa phong thủy cần bạn khám phá

0

Cây xương rồng có tuổi thọ cao, sức sống mãnh liệt dù trong môi trường khắc nghiệt thể hiện ý nghĩa phong thủy khí chất cao ngút ngàn, sức khỏe, tình yêu và sự trường thọ. Bạn đang thích mê chậu xương rồng và muốn tự tay mình trồng, nhưng bạn đang không biết trồng thế nào? Tất cả những câu hỏi ấy sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Cùng theo dõi nhé!

cay-xuong-rong-1

1. Đặc điểm cây xương rồng

  • Cây xương rồng thuộc họ Cactaceae được trồng ở khắp mọi nơi trên thế giới, chúng có từ 1500 đến 1800 loài thuộc 125 chi khác nhau, có môi trường sống đa dạng như như sa mạc, vùng nhiệt đới, hoang mạc khô cằn, khí hậu khô nóng.
  • Xương rồng thường mọc thành khóm bụi, phủ sát mặt đất hình cầu hoặc mọc thẳng đứng nhiều nhánh to hình trụ. Thân xương rồng màu xanh lục mọng nước, hầu hết lá trên cây tiêu biến thành các gai nhọn để hạn chế thoát nước.
  • Hoa xương rồng nở chậm, theo chu kỳ từ 6 đến 12 tháng ra một lần tùy loại. Hoa mọc lên trực tiếp từ thân, đối xứng 2 bên và có màu sắc sặc sỡ như màu tím, hồng, cam, đỏ,… mặc dù cây vẻ bề ngoài gai góc nhưng khi nở hoa đã làm say đắm biết bao người.

cay-xuong-rong-2

2. Ý nghĩa phong thủy cây xương rồng

  • Xương rồng sống trong điều kiện khắc nghiệt nhưng vẫn khỏe mạnh, vững trãi. Đó là ý nghĩa tượng trưng muốn nhắn nhủ mỗi người dù trong mọi hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt thế nào thì cũng không được lùi bước, cố gắng vươn lên vượt mọi vất vả đắng cay để đạt được thành công.
  • Tuy bên ngoài gai góc, khó gần nhưng bên trong lại mềm mại mọng nước. Chứng tỏ ý nghĩa sâu sắc rằng những người nhìn bề ngoài có thể khô khan nhưng bên trong họ lại rất giàu tình cảm, giàu lòng nhân ái thương người.

cay-xuong-rong-3

3. Cách trồng và chăm sóc cây xương rồng

3.1 Tưới nước

Nước tưới xương rồng là loại nước có độ PH trung bình như nước mưa hay nước máy. Mỗi khi tưới nước, bạn nên quan sát đất trồng khô hẳn rồi mới tưới. Nên tưới vừa đủ cho nước ngấm tới rễ cây, khoảng 3/4 chậu trồng.

Lưu ý:

  • Trồng xương rồng tại nơi có nhiệt độ cao như: Ban công, sân thượng…có thể tưới 2-3 lần/tuần trong điều kiện không mưa. Để xương rồng ở nơi có nhiệt độ thấp hơn như cửa sổ hay bàn làm việc, tưới 1 lần/tuần hoặc ít hơn tùy thuộc mặt đất khô nhanh hay chậm.
  • Vào mùa mưa không nên để xương rồng trực tiếp ngoài trời lâu ngày vì như vậy có thể bị mưa làm úng nước dẫn đến thối và chết cây.

3.2 Ánh sáng

  • Cây xương rồng ưa ánh sáng, nhất là ánh sáng tự nhiên buổi sớm.

Cây xương rồng trong trong chậu để bên cửa sổ hoặc bàn làm việc, khoảng 2-3 ngày bạn nên đưa ra nắng một lần. Chú ý những cây xương rồng để trong nhà lâu ngày, khi đem ra phơi nắng trực tiếp trên 6 giờ đồng hồ có thể bị hiện tượng cháy da cây, thân bị nám vàng nâu hoặc đen.

3.3 Nhiệt độ thích hợp

Cây xương rồng và cây mọng nước có thể tồn tại, chịu đựng trong khoảng nhiệt độ lớn, chừng 10°C – 50°C. Tuy nhiên, nhiệt độ thích hợp để cây phát triển vào khoảng 15°C – 28°C.

3.4 Phân bón

Mặc dù cây xương rồng có nguồn gốc từ những vùng hoang mạc khô cằn. Tuy nhiên để cây có thể phát triển tốt nhất, bạn nên cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho nó.

Từng giai đoạn có liều lượng bón phân khác nhau. Ở giai đoạn cây con, bạn nên bón phân NPK 16-16-8 hoặc 20-20-20; Giai đoạn tăng trưởng: NPK 18-19-30 ( được sử dụng thường xuyên nhất), 20-30-20 và giai đoạn ra hoa là NPK 6-30-30. Còn nếu muốn kích thích ra hoa bạn nên bón NPK 10-60-10 ( phân đặc hiệu kích thích ra hoa).

Lưu ý

Sử dụng phân bón NPK 10-60-10 khi cây đang mạnh, và sau khi cây xương rồng ra nụ hoa thì lại chuyển về chế độ nuôi trồng ra hoa bình thường để không làm suy kiệt cây.
Liều lượng phân pha để tưới thường từ 1g-1, 5g cho 1 lít nước, 10-15 ngày tưới 1 lần hoặc có thể chọn các loại phân hữu cơ được trộn sẵn trong đất trồng để cung cấp dần chất dinh dưỡng cho cây. Các loại phân vi lượng như cũng rất cần thiết như zn, Ca, Na Cu, Mn, Bo, Mg… nhưng cần ít, 1-2 tháng có thể tưới xịt 1 lần.

cay-xuong-rong-4

4. Tác dụng và ý nghĩa của cây xương rồng

4.1Tác dụng của cây xương rồng

  • Làm giảm tác hại của tia bức xạ phát ra từ thiết bị điện tử như tivi, điện thoại, máy tính, radio,…
  • Một số loại xương rồng được chế biến thành món ăn ( chủ yếu xương rồng nopal hay còn gọi xương rồng tai thỏ) như gỏi, salad,…
  • Một số loại xương rồng được sử dụng làm vị thuốc chữa bệnh. Công dụng của cây xương rồng trong dân gian là sát trùng, tiêu thũng, thông tiện. Lá của nó giúp thanh nhiệt, giải độc. Còn tác dụng của nhựa cây xương rồng là chống ngứa hay chữa đau bụng. Quả của cây còn có thể làm thuốc trị bệnh ho gà.

Lưu ý: 

  • Tuy có tác dụng chữa bệnh nhưng thân xương rồng vẫn có chất độc nếu không biết cách sử dụng.
  •  Và không phải loại nào cũng có thể làm thuốc, hay chế biến thành món ăn nên bạn phải tìm hiểu kỹ trước khi có ý định thực hiện

Trên đây là một số quan niệm về cây xương rồng trong phong thủy. Nếu các bạn là người yêu thích cây này thì hãy nhanh tay chọn ngay cho mình một chậu xương rồng xinh xắn nhé. Hẹn gặp lại các bạn trong những bản tin tiếp theo.

Share.