Chia sẻ kỹ thuật chăm cây Bonsai chuẩn từng centimet

0

Nói đến nghệ thuật chơi cây cảnh chắc chắn bạn không thể bỏ qua nghệ thuật bonsai. Giá trị nghệ thuật của 1 cây bonsai nằm ở thế dáng của nó. Vì vậy, người chơi cây cảnh rất chú trọng đến khâu chăm sóc cây. Trồng cây cảnh tuy không khó nhưng lắm công phu và đòi hỏi nhiều kinh nghiệm. Trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ chia sẻ một số lưu ý trong kỹ thuật chăm cây bonsai mà bạn có thể dễ dàng áp dụng. Cùng tham khảo ngay nhé!

1. Đủ ánh sáng

  • Với những loài cây bình thường dù là mọc nơi hoang dại vẫn vươn lên tìm ánh nắng. Chỉ khi đủ ánh sáng, cây mới có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Bonsai cũng vậy, vì bản chất nó cũng là một loại cây bình thường, khi thật sự khỏe thì việc uốn lượn cây cũng sẽ dễ dàng hơn.
  • Nên đặt cây trong điều kiện nhiệt độ tối thiểu 60 độ F (15.5 độ C) giúp cây tái tạo và phát triển bình thường; nên đem cây ra ngoài vào ban đêm để cây được hô hấp tốt.
  • Không đặt bonsai vào đĩa đệm hoặc chậu đầy nước vì sẽ gây thối rễ cây.

ky-thuat-cham-cay-bonsai-2

2. Cắt tỉa thường xuyên

  • Cần cắt tỉa thường xuyên, mỗi cây sẽ có thời điểm cắt tỉa thích hợp, thông thường là vào mùa xuân.
  • Người chơi bonsai cần nắm bắt được những đặc tính cơ bản của cây để cắt tỉa cây đúng lúc.

Có hai cách tỉa:

2.1 Tỉa duy trì sự sống

  • Để duy trì hình dáng của cây, cắt phần cuống ở ngay trên lá.
  • Tỉa thường xuyên để buộc cây mọc đều hơn và tạo một tán lá dày đặc.
  • Nên cắt tỉa suốt mùa phát triển của cây

2.2 Cắt tỉa theo phong cách

  • Muốn tạo dáng cần mạnh tay cắt bỏ những nhánh lớn, giữ lại những cành phù hợp với hình dáng bạn muốn tạo
  • Nếu hai cành có cùng chiều cao, giữ lại một cành và cắt bỏ cành kia.
  • Tỉa bỏ những cành mọc theo chiều dọc, quá dày không thể uốn cong được.
  • Tỉa bỏ những cành xoắn và cuộn không tự nhiên.
  • Cắt bỏ những cành che phía trước thân cây lại.
  • Tỉa bỏ những cành dày không cân xứng ở ngọn cây, vì những cành ở dưới nên to hơn những cành ở trên ngọn.
  • Sau khi cây được tỉa tạo dáng, bạn đặt nó ở trong bóng râm, nhớ tránh gió. Bón phân như bình thường và để cây phục hồi trong ít nhất là vài tháng.
  • Thời gian thích hợp để bạn thực hiện việc này là đầu mùa xuân hay cuối mùa thu.

ky-thuat-cham-cay-bonsai-3

3. Tưới nước cho bonsai

  • Nên tưới nước hàng ngày vào lúc bình minh và hoàng hôn.
  • Thường xuyên tưới phun sương cung cấp ẩm cho cây
  • Khi tưới nên tưới từ bầu cây đến khi nước thoát ra từ đáy chậu thì dừng; sau đó dùng vòi tưới ẩm phun lên cành, lá.
  • Kiểm tra đất thường xuyên, nếu đất khô thì tưới, hạn chế để đất quá khô hạn; theo dõi cây để điều chỉnh lịch tưới phù hợp.

ky-thuat-cham-cay-bonsai-4

4. Bao lâu nên thay chậu một lần

  • Thông thường sẽ thay chậu 2 năm/ 1 lần và thời điểm thích hợp nhất là vào mùa xuân.
  • Trước khi cho cây vào chậu mới nên cắt bỏ phần rễ quá dài, chỉ nên chừa lại khoảng 1/3 đến 2/3 tính từ đầu rễ.
  • Chậu mới phải có kích thước lớn hơn chậu cũ, có hệ thống thoát nước tốt, đảm bảo không bị ứ đọng sẽ làm úng cây.

Lưu ý: Chậu trồng bonsai phải luôn nông hơn chậu trồng cây bình thường

ky-thuat-cham-cay-bonsai-5

5. Phòng trừ sâu bệnh cho bonsai

  • Các loại côn trùng thường gặp: rệp vừng, sâu bướm, kiến, nhện đỏ,…bệnh thường gặp là bệnh nấm
  • Cần quan sát theo dõi nếu cây có dấu hiệu lạ hoặc sâu bệnh nên tìm hiểu kỹ và phun thuốc ngay.
  • Nếu lá xuất hiện một đám gỉ màu cam hay màu nâu xuất hiện trên lá là do cây dư kali
  • Lá chuyển sang vàng, gân lá vẫn xanh là do cây thiếu sắt; loại bệnh này thường xuất hiện ở đất có chứa đá phấn hoặc đá vôi làm “giam chặt” sắt; cần thay chậu cho cây và thay phân compost (phân trộn).

ky-thuat-cham-cay-bonsai-6

Với người mới chơi cây cảnh, việc tìm hiểu kỹ thuật chăm cây bonsai là rất cần thiết. Chính vì thế bài viết cách chăm sóc bonsai cây cảnh cho người mới chơi trên đây sẽ bổ sung phần nào những kiến thức cơ bản, giúp họ tạo ra được những tác phẩm nghệ thuật của riêng mình. Hẹn gặp lại các bạn trong những bản tin tiếp theo.

Share.