Kỹ thuật chăm sóc cây thuỷ sinh vừa đẹp vừa đơn giản

0

Trồng cây thủy sinh không chỉ giúp cho không gian sống của bạn trở nên tươi mới và sang trọng hơn mà còn giúp mang lại tài lộc, may mắn theo phong thủy. Đây là xu hướng ngày càng được nhiều bạn trẻ yêu thích. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn kỹ thuật chăm sóc cây thủy sinh đơn giản và hiệu quả nhất cho cây. Cùng tham khảo ngay nhé!

ky-thuat-cham-soc-cay-thuy-sinh-1

1. Hướng dẫn cách trồng cây thủy sinh

1.1 Loại cây có thân và cây thân đốt

Loại cây có thân thường được dùng để trồng hậu cảnh, độ dài ngắn thân khác nhau. Nên để cho đẹp mắt, thẩm mỹ, tự nhiên, bạn có thể trồng cây dài ở phía sau và cây thân ngắn hơn ở phía trước. Nếu cây quá dài thì bạn có thể cắt thành nhiều phần, cắt lá ở phần gốc. Sau đó, dùng nhíp gắp cành cắm xuống nền dinh dưỡng trong bể để cây phát triển.

ky-thuat-cham-soc-cay-thuy-sinh-2

1.2 Loại cây thân bò

Với loại cây này, khi trồng bạn phải tách ra từng cành, thậm chí là cắt ngắn thành từng khúc, sau đó loại bỏ lá ở gốc và dùng nhíp gắp cây cắm xuống nền. Nên trồng cây với khoảng cách đều nhau khoảng 1 – 3 cm để đảm bảo không gian cho cây phát triển.

ky-thuat-cham-soc-cay-thuy-sinh-3

1.3 Loại cây nổi

Với loại cây này, phương cách trồng khá đơn giản. Bạn chỉ cần tách những nhánh nhỏ hay phần thân cắt của cây và thả lên mặt nước. Cây sẽ sinh trưởng và phát triển.

ky-thuat-cham-soc-cay-thuy-sinh-4

1.4 Loại cây có rễ củ hoặc rễ hình ống

Với loại cây này, phương cách trồng khá đơn giản. Bạn chỉ cần tách những nhánh nhỏ hay phần thân cắt của cây và thả lên mặt nước. Cây sẽ sinh trưởng và phát triển.

2. Một số lưu ý khi trồng cây thủy sinh

  • Khi trồng cây thủy sinh, nên trồng trực tiếp trên nền đáy bể, ẩn sâu trong sạn sỏi, cát để cây hấp thu dinh dưỡng và phát triển đều. Có thể trồng trong những bình nhỏ hoặc hồ thủy sinh.
  • Khi trồng, phải để một khoảng trống giữa gốc cây với phần lá cây để tránh tình trạng lá bị ngập lún, bị hỏng gây ô nhiễm môi trường nước.
  • Với những loại cây chỉ có thân mang lá không có rễ, khi trồng cần cắt hết các lá ở phía gốc và cắm thân xuống nền của bể. Các đoạn thân này sẽ nhanh chóng hình thành rễ để nuôi cây

3. Cách chăm sóc cây thủy sinh

3.1 Thay nước cho cây

  • Thay nước đối với cây thủy sinh là rất quan trọng. Thay nước dung dịch trồng cây: ít nhất 5 ngày thay nước 1 lần.
  • Đổ sạch nước dung dịch cũ, rửa sạch bình và rễ cây (đưa rễ cây vào vòi nước để rửa, không dùng tay chà vào rễ cây). Việc này làm cho tế bào lông hút của rễ dễ hấp thụ chất dinh dưỡng. Sau đó đặt cây vào bình, đổ nước dung dịch mới (đã pha loãng) sao cho ngập 2/3 bộ dễ.
  • Tuyệt đối không đổ trực tiếp dung dịch chưa pha loãng lên rễ cây. Nên thêm nước thường xuyên vì nước rất dễ bay hơi nếu đặt cây trong phòng máy lạnh. Vệ sinh thân và lá cây bằng nước thường. Sẽ tốt hơn nếu bạn dùng bình xịt phun sương để tưới cây.
  • Cách pha nước dung dịch: Tỉ lệ 5ml dung dịch dinh dưỡng thủy canh Trimix – DT (1 nắp đầy) + 1 lít nước, lắc hoặc khuấy đều.
  • Nếu bạn không sử dụng dung dịch thì cây vẫn sống được trong môi trường nước.Tuy nhiên, bạn sẽ cần phải thay nước thường xuyên hơn để đảm bảo lượng khoáng chất trong nước mà cây hấp thụ.
  • Nước dùng cho cây là nước sạch không phèn, không vôi, không mặn, không clo, nếu sử dụng nước máy ta hứng nước để khoảng một đêm hoặc mang ra phơi nắng cho clo bay hơi hết. Sử dụng nước máy cho việc trồng cây trong nước là tốt nhất.

ky-thuat-cham-soc-cay-thuy-sinh-5

3.2 Cắt tỉa cây

  • Trong quá trình trồng nếu thấy 1 số rễ cây bị hư thối thì nên cắt bỏ ngay.
  • Rửa lá cây bằng cách dùng khăn ướt miết từ cuống lá đến ngọn lá. Cần thực hiện nhẹ nhàng để tránh làm ránh, dập và gãy lá cây. Cắt bỏ những lá già, vàng úa.
  • Sau khi cây và chậu cây đã được vệ sinh sạch sẽ cho cây vào chậu, tiếp đó là cho một lượng nước có pha dung dịch thủy canh theo nồng độ phù hợp vừa đủ ngập cổ rễ cây là được.

4. Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây thủy sinh

4.1 Cây thủy sinh để bàn

  • Mỗi lần thay nước cho chậu hay bình cây nên lắc và đổ hết nước cũ, thay hoàn toàn bằng nước mới.
  • Không nên hoặc ít nhấc rễ ra khỏi chậu, vì mỗi lần nhấc rễ ra khỏi chậu, bộ rễ rất dễ bị va chạm và xây xước khiến vi khuẩn xâm nhập hại cây. Nếu thấy một số rễ thối thì nhấc rễ ra khỏi chậu và cắt tỉa rễ thối, tránh hiện tượng rễ thối lây lan.

4.2 Cây thủy sinh trong bể cá

  • Nên đặt hồ thủy sinh ở nơi thông thoáng, có ánh sáng tự nhiên hoặc đèn nuôi cây. Hạn chế nơi có ánh sáng quá mạnh hoặc quá tối.
  • Khoảng 1-2 tuần nên thay nước bể cá một lần và chỉ thay khoảng 30 – 50% nước, tùy thuộc vào số lượng cá nuôi và chất lượng của hệ thống lọc nước.
  • Thực vật thủy sinh thường yếu do bộ rễ bị tổn thương. Để giúp cây khỏe và hết bệnh tật, có thể rửa bằng nước vôi mỗi ngày, liên tục trong một tuần. Sau mỗi lần rửa, cho cây vào môi trường nước dinh dưỡng theo định lượng.

Dù là trồng cây trong bể thủy sinh, bể cá hay hồ thủy sinh thì bạn cũng cần lưu ý một số yếu tố trên. Đừng quên áp dụng những gợi ý trên khi trồng cây thủy sinh tại nhà để cây luôn phát triển xanh tốt. Chúc các bạn thành công với kỹ thuật chăm sóc cây thủy sinh để bàn và trong bể cá trên để không gian sống thêm đẹp và sinh động!

Share.