Thế nào là nhà trong hẻm? Lưu ý cần nắm khi mua nhà trong hẻm

0

Hẻm là lối đi lại trong đô thị, giữ vị trí quan trọng trong mạng lưới giao thông trong các thành phố lớn như Hà Nội và TPHCM. Ở mỗi vùng miền, hẻm có đời sống riêng của nó, và việc chọn mua nhà trong hẻm phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Dưới đây là các yếu tố nổi bật mà Mangdoisong tổng hợp để bạn đọc tham khảo.

the-nao-la-nha-trong-hem-luu-y-can-nam-khi-mua-nha-trong-hem-1

Thế nào là Hẻm?

Hẻm là tuyến đường giao thông nội bộ, có vị trí quan trọng trong mạng lưới giao thông ở Đà Nẵng. Ở Đà Nẵng, có 4 loại hẻm là : hẻm chính, hẻm nhánh, hẻm cụt và hẻm chung.

Hẻm chính là loại đường có khu vực lộ giới lớn hơn 12m, được nối thông với các tuyến đường phố và các hẻm nhánh, hẻm cụt khác.

Hẻm nhánh là loại đường có liên thông với các loại hẻm khác, có thể nối thông với đường phố.

Hẻm cụt là đường chỉ nối một đầu vào đường hẻm khác hoặc đường phố, là lối đi chung phục vụ cho một số căn hộ, được hình thành khi chia tách các lô đất.

Rủi ro pháp lý

Theo nhận định của các nhà môi giới, nhà nằm trong hẻm càng nhỏ thì rủi ro pháp lý càng cao. Nếu lộ giới hẻm đang nhỏ (3,5m trở xuống), có khả năng hẻm phải được chỉnh trang và quy hoạch lại.

Trường hợp hẻm chưa được chỉnh trang mà nằm trong quy hoạch treo, chủ nhà sẽ không được sửa chữa, cơi nới, thay đổi hiện trạng đang có của nhà mình. Trên thực tế, nhiều trường hợp người dân khổ sở vì quy hoạch treo này. Đó là chưa kể nhà trong hẻm thường bị cơi nới, lấn chiếm, xây dựng sai phép có thể khiến công trình khó hoàn công.

Một số con hẻm thuộc địa bàn đường Chu Văn An, Vạn Kiếp, Lê Trực (quận Bình Thạnh), khu chợ chiều thuộc phường Phạm Ngũ Lão (quận 1) hay khu Tân Bình dù đã có kế hoạch giải tỏa, chỉnh trang nhằm mở rộng, phát triển thành khu đô thị hiện đại nhưng sau nhiều năm đến nay vẫn ngổn ngang nhà dân và các hoạt động buôn bán lấn chiếm lòng, lề đường. Kéo theo đó là tình trạng nhà dân xây dựng cơi nới, cất thêm lầu, lấn chiếm trái phép tại các khu hẻm nhỏ lẫn hẻm lớn, dẫn đến tranh chấp giữa các hộ dân với nhau, thậm chí là với chính quyền do chính sách đền bù dự kiến không thỏa đáng.

Tránh mua nhà ở những ngõ quá nhỏ

Tại Hà Nội và TP HCM hiện nay, có hàng chục nghìn con hẻm nhỏ hơn cả chiều rộng tối thiểu 3,5m, nhiều con hẻm lòng đường chỉ vừa một xe gắn máy đi lọt. Nhà hẻm càng nhỏ thì di chuyển càng vất vả, đấy là chưa kể thanh khoản nhà trong hẻm cụt kém hơn những căn nhà hẻm to. Ngoài ra, nhà hẻm nhỏ khi sửa chữa, xây dựng nhà thường bị đội chi phí rất nhiều so với những vị trí khác do không có chỗ chứa vật tư, vận chuyển vật liệu nhiều lần bị hao hụt, tốn thêm chi phí nhân công, mất thời gian,…

Khi quyết định mua nhà trong ngõ bạn cũng cần phải lường trước được quy luật hẻm càng nhỏ thì giá trị căn nhà càng bị giảm sút so với tài sản ở vị trí khác có cùng giá trị. Khi cần tiền gấp, bán nhà trong hẻm nhỏ thường bị ép giá và gặp rất nhiều trở ngại trong việc thế chấp tài sản vay vốn ngân hàng do bị định giá quá thấp.

Các nhà đầu tư khôn ngoan thường có câu nói cửa miệng là “thà đổ tiền vào nhà nhỏ trong hẻm to còn hơn là mua nhà to trong hẻm nhỏ” là vì lý do này. Dù nhà trong hẻm nhỏ giá rẻ hơn nhưng lại phải tốn chi phí tân trang sửa chữa thường xuyên. Do vậy, khó tránh cảnh mua dễ bán khó hoặc kéo dài thời gian thương lượng, khó chốt giao dịch.

Những điều cần chú ý khi lập hợp đồng thuê nhà trong ngõ, hẻm

Thứ nhất, cần xác minh chủ nhà: Cần yêu cầu chủ nhà trình chứng minh thư nhân dân, giấy quyền sở hữu nhà, phiếu thuế nhà hoặc bản sao đăng ký để xác nhận tư cách thực của chủ nhà là chủ nhà hoặc là chủ nhà thứ 2 ( nếu là chủ nhà thứ 2, cần yêu cầu người đó trình bản hợp đồng với chủ nhà, tìm hiểu rốt cuộc có thỏa thuận nghiêm cấm cho người khác thuê lại hay không.

Thứ 2, xác nhận số tiền thuê: Tiền thuê là bao nhiêu? Nộp lúc nào? Thời hạn thuê bao lâu? (tốt nhất là bắt đầu từ ngày… tháng … năm … đến ngày … tháng … năm…)? Trị giá bao nhiêu? Phương thức chi trả tiền thuê? Nếu thuê dài hạn có thể thỏa thuận với chủ nhà để giảm tiền thuê.Thứ 3, xác định tiền đặt cọc: Có cần chi tiền đặt cọc (tiền đảm bảo) hay không? Trị giá bao nhiêu? (Tiền đặt cọc tốt nhất không quá 2 tháng tổng tiền thuê)? Lúc nào có thể không thuê nữa và được hoàn tiền đặt cọc?

Thứ 4, các chi phí khác: Tiền điện, tiền nước, internet, cáp và những chi phí phát sinh khi sử dụng nhà trong thời gian thuê (quỹ công cộng, phí quản lý, thuế…) do ai chịu? Nên kiểm tra lại số điện và số nước trước khi chuyển vào ở, để chắc chắn rằng tiền điện, nước tháng sau của bạn được tính đúng.

Thứ 5, chấm dứt hợp đồng: Thời gian thuê chưa hết hạn có thể không thuê nữa được không? Cần phải báo trước bao nhiêu ngày? Có thỏa thuận về trách nhiệm vi phạm hợp đồng(chấm dứt thuê trước thời hạn) hay không? Thời gian được hoàn lại tiền đặt cọc (nếu có). Chủ nhà lấy lại nhà không cho thuê nữa phải báo trước bao lâu và nếu chủ nhà phá vỡ hợp đồng phải bồi thường bao nhiêu?

Thứ 6, thiết bị gia dụng: Chủ nhà cung cấp những đồ gia dụng và thiết bị nào, tình hình sử dụng của chúng ra sao? Đối với những thiết bị hiện tại không tốt thì tốt nhất có thể chụp ảnh làm bằng chứng, để tránh không có chứng cứ về sau.

Thứ 7, những ràng buộc đặc biệt: Xác định chủ nhà có yêu cầu giới hạn đặc biệt nào không? Ví dụ như có được nuôi vật nuôi hay không? Được kinh doanh buôn bán trong nhà? Người vi phạm có trách nhiệm vi phạm hợp đồng hay không?

Thứ 8, quyền hạn sử dụng: Nếu cùng sống với chủ nhà, quyền hạn và phạm vi sử dụng khu vực công cộng?

Thứ 9, trong nội dung hợp đồng có chỗ nào sửa, hai bên cần đóng dấu hoặc cùng ký tên, để tránh xảy ra tranh chấp trong tương lai.

Thứ 10, ký xong hợp đồng, hai bên mỗi bên giữ 1 bản.

Thứ 11, hợp đồng thuê có cần công chứng hay không? Nếu có, thì ai chịu phí công chứng?

Thứ 12, nguyên tắc thuê nhà ở cần hỏi nhiều, xem nhiều, so sánh nhiều mới có thể tìm được phòng thích hợp nhất.

Share.